Nỗi buồn những "cậu ấm" thành thị thiếu kỹ năng sống trầm trọng vì nghiện điện thoại
Chuyện của những “ông vua con” chốn thị thành
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, Tiến sĩ Thu Hương cho hay câu chuyện về những cô bé, cậu bé sống dư thừa vật chất, được cha mẹ “cơm bưng nước rót” phục vụ tận răng nhưng ngơ ngác, thiếu hụt kỹ năng sống tại thành phố khiến bà luôn trăn trở.
“Trong một lần dẫn học sinh đi thực tế, tôi gặp một cậu bé lớn tuổi nhất đoàn nhưng không bao nhường chỗ cho bất kỳ em bé nào. Cậu bé luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, ngại hoạt động, thậm chí cậu không trả lời được những câu hỏi đơn giản. Ai hỏi gì cậu cũng ngơ ngác, mắt lờ đờ, miệng há to”, Tiến sĩ Thu Hương kể.
Một trường hợp khác, cậu bé lớp 4 “bất thường” đến mức khi cả đoàn chạy trên vỉa hè thì bạn ấy lao xuống đường. Chỉ đến khi các cô cầm tay kéo lên thì cậu bé mới chịu lên vỉa hè.
Theo Tiến sĩ Thu Hương, hai cậu bé này đều chung một chứng bệnh rất nặng đó là nghiện đồ công nghệ, nghiện internet. Lúc nào cậu bé cũng thích dán mắt vào ti vi, máy tính, điện thoại thay vì hoạt động cùng mọi người.
“Chiều con quá mức, không cho con động tay vào bất cứ việc gì là một cái “lỗi” của cha mẹ thời hiện đại. Trẻ rảnh rỗi, trò chơi vận động ít, nghèo nàn. Từ đó, trẻ lao vào điện tử, mạng internet, Facebook để giết thời gian, giải trí”, Tiến sĩ Hương nhận định.
Con nghiện vào điện thoại, cha mẹ có lỗi!
Tiến sĩ Thu Hương khẳng định nghiện điện thoại khiến các em trở nên ù lì, chậm chạp về mặt tinh thần, ngoài ra với thể chất còn gây ra chứng bệnh gù lưng, cận thị.
“Chưa kể, mạng internet ngày nay tràn lan nội dung tiêu cực, đặc biệt là phim ảnh “nóng” mà trẻ chưa có kỹ năng phân biệt đâu là nội dung phù hợp lứa tuổi. Thực tế đã có trường hợp trẻ nam xâm hại chính bạn học vì nghiện xem phim sex.
Giải pháp hạn chế con sử dụng mạng internet của gia đình tôi là không thuê giúp việc. Điều đó khiến cả nhà đều phải chăm chỉ và bớt ham thích vào mạng. Tôi cũng hướng dẫn con sửa quạt, đóng đồ gỗ, đóng đinh, khâu vá, đan lát, cắm tỉa hoa… Bận rộn khiến con không thể “ngập mặt” trong công nghệ. Từ 15 tuổi trở đi, tôi và con thực hiện giao ước con chỉ được dùng internet chừng 30 phút/ ngày”, Tiến sĩ Hương chia sẻ.
Nhiều cha mẹ thời nay than thở thật khó khăn để giúp con “cai” điện thoại. Tuy nhiên, Tiến sĩ Thu Hương khẳng định muốn con “cai” công nghệ, bản thân bố mẹ phải làm gương đầu tiên. Hay nói cách khác, chính bố mẹ cũng là người đầu tiên “cai” điện thoại.
“Con cần được bố mẹ trò chuyện, dạy dỗ, gần gũi thay vì…ôm điện thoại, máy tính. Sự gần gũi, trò chuyện trong gia đình giúp con hình thành tính cách và cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.
Nếu bố mẹ không thức tỉnh sớm, vẫn nghĩ công nghệ là thứ gì đó hiện đại, cho con sử dụng không kiểm soát thì có ngày chúng ta phải trả giá rất đắt. Chúng ta đừng nghĩ cho con chơi có giới hạn thời gian là được. Dễ nghiện, cai thật không dễ!”, Tiến sĩ Thu Hương nhấn mạnh.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...