Những vật dụng cần thiết khi đi sinh mà mẹ bầu cần biết
Nội dung bài viết
Với nhiều chị em lần đầu mang thai, chưa có nhiều kinh nghiệm sinh đẻ thì việc chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi đi sinh khiến họ khá bỡ ngỡ, lúng túng, dễ bị thiếu đồ cho cả mẹ và con. Đừng lo, bài viết sau sẽ giúp mẹ có thêm những kinh nghiệm chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ nhất, hữu ích nhất trong lần vượt cạn sắp tới.
Những vật dụng cần thiết khi đi sinh
Dưới đây là danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi đi sinh giúp mẹ yên tâm, sẵn sàng bước vào cuộc vượt cạn.
Giấy tờ tùy thân
Các loại giấy tờ mà mẹ bầu nên để sẵn trong túi đồ chuẩn bị đi sinh, vào viện cần cái là có luôn gồm:
- Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân.
- Bản sao hộ khẩu.
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Sổ khám thai.
- Phiếu siêu âm/ xét nghiệm thai kỳ tại mỗi lần khám thai định kỳ.
Khi tiến hành làm thủ tục nhập viện để sinh, mẹ bầu được yêu cầu bắt buộc đưa ra các giấy tờ tùy thân được liệt kê ở trên để hoàn tất hồ sơ. Bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá các kết quả khám/siêu âm/theo dõi thai trong những lần khám trước. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp sinh phù hợp, cụ thể là nên đẻ thường hay đẻ mổ thì tốt nhất cho người sản phụ.
Với các mẹ được đẻ thường, các cơn đau bụng chuyển dạ sẽ từ từ đến. Do đó, mẹ sẽ có thời gian để chuẩn bị giấy tờ nếu quên mang theo hoặc bổ sung thêm do chưa mang đủ. Trong trường hợp mẹ bầu bị vỡ ối, chuyển dạ ngay và bắt buộc phải đẻ gấp thì việc chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ trên là cực kỳ quan trọng.
Tốt nhất, các mẹ nên ưu tiên chuẩn bị giấy tờ tùy thân trước, để sẵn vào giỏ đồ để giúp việc sinh đẻ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tiền đi đẻ
Để chủ động tốt nhất trong quá trình sinh đẻ, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng 8-10 triệu đồng. Khoản tiền này sẽ giúp mẹ chủ động trong việc đóng viện phí và các chi phí khác phát sinh (nếu có). Mức viện phí giữa sinh thường và sinh mổ sẽ chênh lệch nhau tương đối lớn. Do đó, mẹ bầu nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị tiền dư ra càng nhiều càng tốt, cho thoải mái.
Với những mẹ bầu đã mua bảo hiểm y tế thì các chi phí sinh đẻ sẽ không tốn kém lắm. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp bị quên thẻ y tế ở nhà hoặc mất thẻ trước thời điểm sinh thì mẹ cứ chuẩn bị sẵn kha khá tiền để yên tâm hơn.
Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé
Danh sách đồ đi sinh cho mẹ
- 1 bộ quần áo xuất viện.
- 3 đôi tất chân.
- 1 bịch băng vệ sinh cho mẹ sau sinh.
- 6 chiếc bỉm người lớn.
- 2 túi (khoảng 10 chiếc) quần lót giấy.
- 2 chiếc áo ngực cho con bú.
- 1 bịch miếng lót thấm sữa.
- 1 chiếc đai nịt bụng
- Các vật dụng cá nhân cần thiết như: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, kem đánh răng,...
Danh sách đồ đi sinh cho bé
- 40 miếng lót sơ sinh.
- 5 cái quần bỉm (đã được dán sẵn miếng lót sơ sinh).
- 4-5 bộ áo dài tay.
- 20 cái khăn sữa.
- 2 cái khăn quấn bé.
- 1 túi miếng lót cho bé.
- 3 chiếc khăn xô tắm.
- 3 cái mũ cho bé.
- 3 bộ tất tay, chân.
- Gối đa năng hình chữ C: Giúp nâng đỡ đầu bé khi cho bé bú, hỗ trợ các mẹ, đặc biệt là những mẹ sinh mổ bị đau ở vết thương rạch.
- 1 bịch khăn giấy ướt cho trẻ sơ sinh.
- Các loại tinh dầu cho trẻ sơ sinh (nếu cần).
Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy?
Vào tuần thứ 35 của thai kỳ trở đi, bà bầu sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu sắp sinh, giúp bạn biết được ngày sắp lâm bồn. Thường thì thời gian dự kiến sinh là tuần thứ 39 hoặc tuần 40 của thai kỳ, tuy nhiên chưa chắc là mẹ nào cũng sinh đúng ngày đó. Nhiều mẹ còn sinh trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần, thậm chí là 1 tháng. Do đó, các mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tuần thứ 35 để chủ động nhất.
Có nhiều trường hợp sinh non, thiếu tháng, sinh khi mới có 32 tuần thai. Lúc này, trẻ sơ sinh sẽ phải ở lại viện để điều trị và ấp lồng. Việc không chuẩn bị đồ đi sinh sớm có thể gây khó khăn, phiền phức cho cả mẹ và bé bởi lúc trở dạ, mẹ sẽ đối mặt với cơn đau dữ dội, chỉ tập trung vào việc rặn đẻ. Nếu sinh non mà chưa chuẩn bị đủ đồ đi sinh thì người nhà sẽ phải chạy đôn chạy đáo đi mua đồ sơ sinh để kịp mang vào viện.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những vật dụng cần thiết khi đi sinh. Mong rằng, mẹ sẽ chuẩn bị thật đầy đủ để có một cuộc vượt cạn thành công, thoải mái nhất. Chúc con yêu của bạn sẽ chào đời khỏe mạnh.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.