Những vấn đề mẹ cần biết về chuyện tắm gội trong thời gian ở cữ sau sinh mổ
Cần bao lâu sau sinh mổ thì mẹ mới có thể tắm gội?
Thông thường, sinh mổ bất luận là bạn sử dụng dịch vụ mổ thường hay mổ thẩm mỹ đều sẽ để lại vết thương. Mức độ hồi phục của vết mổ cần có một thời gian nhất định, đặc biệt là những trường hợp vết thương khá lớn.
Theo các chuyên gia sản khoa trên Sohu, mẹ có thể tắm gội trở lại trong thời gian từ 7 đến 10 ngày sau sinh mổ.
Tuy nhiên thời gian này còn tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mẹ và cả thời tiết khi ở cữ. Nếu nhiệt độ quá nóng, tốc độ trao đổi chất của cơ thể người chắc chắn cũng nhanh hơn, khả năng lành vết mổ cũng diễn ra thuận lợi.
Ngược lại, khi tiết trời đang lạnh thì tốc độ trao đổi chất chậm hơn, vết thương sinh mổ có thể cần nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, mẹ cần thận trọng quan sát các điều kiện chủ quan lẫn khách quan để quyết định khi nào tắm gội thì thích hợp.
Trong trường hợp nào thì mẹ không thể tắm gội sau sinh mổ?
Sinh mổ luôn để lại vết thương không hề nhỏ trên cơ thể người mẹ. Thậm chí nó làm tổn thương cả phần gân, xương và những cơ quan lân cận. Tất cả đều cần được tịnh dưỡng tốt, tránh gây ra các biến chứng.
Mẹ hoàn toàn có thể tắm gội sau sinh mổ nhưng không phải ai cũng giống nhau. Một số trường hợp đặc biệt sẽ cần mẹ thận trọng hơn.
Điển hình như có một nhómchị em phụ nữ bẩm sinh thể chất luôn rất khó phục hồi các vết thương trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy vết sinh mổ chưa “khép miệng” hoàn toàn thì tốt nhất khoan vội để dính nước.
Ngoài ra, nếu không chú ý vệ sinh, vết mổ rất dễ bị viêm nhiễm. Lúc này, mẹ cũng không nên vội tắm gội để không làm tình hình nghiêm trọng hơn.
Khi tắm sau sinh, mẹ cần chú ý gì để đảm bảo sức khỏe?
Không nên tắm bồn
Thời gian ở cữ sau sinh là thời điểm vàng giúp vết mổ hồi phục. Vì vậy, mẹ không nên tắm bồn, không đi spa hoặc thậm chí là tắm biển. Bởi vì những kiểu tắm này dễ khiến vi khuẩn xâm nhập quan vết mổ và gây bệnh.
Tuyệt đối không để vết mổ bị dính nước
Vết thương sau sinh mổ dù đã bắt đầu kéo da non nhưng vẫn còn rất non yếu và dễ bị rách nứt trở lại. Nếu lúc tắm gội mẹ không cẩn thận để nước thấm vào, phần da non trên miệng vết thương sẽ bị mềm hóa, dễ bị nhiễm khuẩn và lâu lành.
Nhiệt độ nước tắm phải phù hợp
Nước tắm quá nóng hay quá lạnh đều có thể ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, nhất là cơ thể mẹ sau sinh mổ.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân sau sinh, mẹ nên tắm nước ấm trong suốt giai đoạn ở cữ.
Nguồn: http://www.sohu.com/a/292444807_100136614?_f=index_chan26news_24
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.