Mẹ đau nhiều ở vùng bụng và dưới háng

Khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế sẽ gây ra những cơn đau ở vùng bụng và dưới háng nhiều hơn, cơn đau có thể xuất hiện trong vài giây hoặc kéo dài cả phút. Bạn có thể khắc phục bằng cách chú ý nghỉ ngơi hợp lý, khi ngồi làm việc cần kê cao chân, tham gia các lớp tập thể dục cho bà bầu,... Nếu bạn vẫn cảm thấy khó chịu cơn đau ngày càng nhiều hơn thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu sẽ đau nhiều ở vùng bụng (Ảnh minh họa: Internet)

Mẹ mất ngủ nhiều hơn so với thời gian trước

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như sự thay đổi về hormone trong cơ thể người mẹ tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và từ đó dẫn đến mất ngủ. Không chỉ vậy, thời điểm này nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, lo lắng cho vấn đề trước sinh, hoặc gặp phải những cơn đau, cơn chuột rút, khó thở, ợ nóng, chứng đi tiểu nhiều lần cũng khiến cho giấc ngủ của mẹ ảnh hưởng không nhỏ.

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này hãy thử thực hiện động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn. Nếu mẹ khó ngồi thẳng, hãy thử nằm ngửa, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Với hai chân bị sưng phù, mẹ hãy đặt chân cao hoặc kê thêm gối để giảm đau. Mẹ bầu cũng cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trong phòng. Khi khó ngủ mẹ thử mở những bản nhạc êm dịu để xem có cải thiện được tình hình hiện tại hay không nhé.

Những vết rạn bắt đầu chằng chịt và thâm đỏ

vết rạn trong thời gian thai nghén là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi dấu vết này rất khó ‘xóa’ sau khi sinh, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ làm cho nhiều bà mẹ cảm thấy mất tự tin. Tùy theo cơ địa từng người bạn sẽ thấy da ở các vùng ngực, bụng, mông, đùi... có những vết rạn.

Nguyên nhân có thể do tăng cân nhanh khi mang thai, đặc biệt là vùng bụng, túi dạ con và em bé lớn quá nhanh, "vượt xa" tốc độ phát triển của thành bụng. Hầu hết mẹ bầu chỉ có thể hạn chế tình trạng rạn da chứ không thể nào tránh khỏi tình trạng này trong thời gian thai nghén.

Mẹ nên chú ý uống đủ nước, giữ ẩm cho da, điều chỉnh chế độ ăn để mẹ không tăng cân quá nhanh trong một thời điểm nhất định... Nếu bạn muốn sử dụng thêm các loại kem chống rạn da tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cho mình loại sản phẩm tốt nhất mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.