Thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa

Thực phẩm cay

Các loại gia vị cay sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và sẽ làm cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Hơn nữa, các loại thực phẩm cay sẽ còn gây ra kích ứng dạ dày, làm các vết viêm đang tồn tại trong dạ dày sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra các vết loét. Do đó, nếu dạ dày đã yếu sẵn thì nên tránh ăn các loại thức ăn quá cay để có thể bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.

Đồ ăn chua

Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như: cam, bưởi, chanh, me ...), cà muối, giấm, mẻ, hay là một số loại nấm, nước sốt thịt cá đậm đặc, các gia vị ớt, tỏi...

Ngoài ra, chúng ta cần tránh các loại thức ăn có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo...), hay là thịt nhiều gân sụn... Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.

Hành và tỏi

Mặc dù hành và tỏi có tác dụng khử trùng nhưng chúng có chứa một lượng lớn fructan có thể gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích. Vi khuẩn trong ruột già và ruột kết có thể lên men carbohydrate chuỗi thấp, tạo ra một lượng lớn khí, có thể gây đau bụng và đầy hơi. Cố gắng không sử dụng quá nhiều tỏi và hành tây để nấu ăn trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có đường tiêu hóa kém.

Chất làm ngọt nhân tạo

Chất làm ngọt nhân tạo chứa một lượng lớn carbohydrate chuỗi thấp và chuỗi ngắn, có tính thấm nhất định, sẽ làm tăng độ ẩm trong ruột và dễ gây tiêu chảy. Chất ngọt nhân tạo phổ biến là sorbitol hoặc mannitol, là một loại thực phẩm không calo. Cơ thể không tiêu hóa chất ngọt nhân tạo như chất dinh dưỡng, do đó quá nhiều chất ngọt nhân tạo có thể dễ dàng gây đầy hơi. Ngoài ra, sau khi uống đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, dạ dày không thoải mái. Một số chất tạo ngọt thường thấy trong kẹo cao su và thực phẩm chế biến sẵn.

Rượu

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng thức uống có cồn, điều này có thể sẽ khiến bạn đau ốm, mệt mỏi, rất độc hại với niêm mạc dạ dày và thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan. Uống quá nhiều có thể gây khó tiêu và một số vấn đề sức khoẻ khác. Kiểm soát bản thân là chìa khóa cho sức khoẻ của bạn.

Cafe

Cafe ích thích sự vận hành của hệ tiêu hóa, làm cho thức ăn di chuyển nhanh hơn qua hệ thống và lượng dư thừa có thể gây tiêu chảy cho bất cứ ai. Vì vậy, nếu bạn đã bị tiêu chảy, cafe sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn.

Sản phẩm từ sữa

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi được biết rằng có ít nhất 65% số lượng dân số không dung nạp được lactose. Có nghĩa là những người đó giảm khả năng tiêu hóa lactose (là một loại đường có trong sữa). Và nếu như bạn thuộc tạng người không thể dung nạp đường lactose thì các sản phẩm từ sữa có thể sẽ là tác nhân gây ra các vấn đề lớn cho hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng sẽ kèm theo bao gồm các loại đầy hơi, khó tiêu, hay là đau bụng và tiêu chảy. Do đó, mỗi khi uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa mà bạn có các triệu chứng khác thì hãy nhớ nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt, khi bạn đói thì lại càng không nên uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa, bởi nó sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Nếu bạn đang mắc phải một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh đau dạ dày:

- Ăn không thấy ngon, cảm giác bị chướng bụng: do hệ tiêu hóa không ổn định.

- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: nguyên nhân do lượng acid dư thừa đẩy ngược lên khoang miệng

- Buồn nôn: nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa sẽ bị đẩy ra ngoài.

- Xuất huyết dạ dày: xuất hiện khi niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng.

- Đau thượng vị và đau bụng: tình trạng đau âm ỉ, nóng rát khó chịu... ở vùng thượng vị hoặc là vùng bụng phía trên bên trái.

- Ho kéo dài không tìm được nguyên nhân.

Rối loạn bài tiết phân.