Thực phẩm kỵ nhau là gì?

Ăn uống là một trong những hoạt động hằng ngày của con người nhằm mang đến một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ trở nên nguy hiểm nếu bạn không tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản về thực phẩm. Một trong số những nguyên tắc đó là ăn phải thực phẩm kiêng kỵ nhau.

Trong vấn đề ăn uống, khi sử dụng cùng lúc hoặc khoảng thời gian liền kề khiến cơ thể tiếp nhận các loại thực phẩm không bổ sung cho nhau gây ra nhiễm độc hoặc không hấp thu được dinh dưỡng thì được gọi là thực phẩm kỵ nhau.

Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng còn gây ra nhiều biến chứng thậm chí là chết người - Ảnh minh họa: Internet

Có một số loại thực phẩm kỵ nhau chỉ dừng lại ở mức khó tiêu, khiến cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng nhưng cũng có những loại thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những triệu chứng như: ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy hoặc nặng hơn là tử vong.

Do đó, mỗi người cần tự cập nhật, bổ sung kiến thức về an toàn thực phẩm để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên hiểu rõ hơn những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé để bảo vệ trẻ.

Những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé

Thịt bò và hải sản

Thịt bà và hải sản đều là hai nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên khi kết hợp chúng với nhau lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì bên cạnh lượng protein dồi dào thì trong thịt bò còn chứa nhiều phốt pho, thành phần này khi nấu cháo chung với hải sản sẽ dẫn đến hiện tượng kết tủa làm trẻ khó hấp thụ canxi.

Thịt bò và hải sản là hai nhóm thực phẩm kiêng kỵ nhau khi nấu cháo cho bé ăn dặm, chúng gây trở ngại về mặt hấp thụ canxi của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Đỗ đen và thịt bò

Một trong những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm phải kể đến là thịt bò và đỗ đen. Hai nguyên liệu này nếu kết hợp nấu cháo sẽ tạo nên rào cản trong quá trình hấp thụ sắt của trẻ. Ngoài ra, thịt bò tiêu hóa tương đối lâu, vì vậy mà sau khi ăn, các mẹ nên để bé nghỉ ngơi từ 2 đến 4 tiếng rồi mới cho dùng nước đỗ hoặc chè đỗ đen.

Củ cải và hoa quả

Nhắc đến bảng các loại thực phẩm kỵ nhau không thể bỏ qua củ cải và hoa quả. Trong củ cải có chứa hoạt chất thiocyanate, khi nấu chung với các loại hoa quả tươi thì hoạt chất này sẽ chuyển hóa thành hợp chất gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp.

Củ cải khi nấu cùng những loại hoa quả tươi khác thường tạo thành hợp chất gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Cải bó xôi và tôm

Cải bó xôi có chứa rất nhiều axit phytic. Loại axit này khi liên kết với canxi sẽ tạo thành muối trong cơ thể. Kết quả của quá trình này là không những trẻ không hấp thụ được canxi mà còn trục xuất luôn hợp chất muối ra ngoài dưới hình thức chất thải. Vì thế đây được xem là một trong những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé mà các mẹ nên lưu ý.

Lá hẹ và đậu phụ

Đây là hai nguyên liệu thường xuyên được kết hợp với nhau khi chế biến những món chay, thế nhưng ít ai biết được rằng tác hại của chúng khi nấu cháo cho trẻ. Lượng canxi có trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic có trong cây hẹ sẽ tạo ra chất kết tủa có tên là canxi oxalate, cản trở quá trình hấp thụ canxi của trẻ và dẫn đến nguy cơ còi xương cao.

Đậu phụ và lá hẹ mặc dù là món ăn quen thuộc nhưng khi kết hợp nấu cháo ăn dặm cho trẻ có thể dẫn đến nguy cơ còi xương do không hấp thụ được canxi - Ảnh minh họa: Internet

Óc heo và lòng đỏ trứng

Tronh danh sách những thực phẩm kỵ nhau cho bé ăn dặm không thể bỏ qua óc heo và lòng đỏ trứng. Cả hai thực phẩm này đều rất giàu cholesterol, do đó khi kết hợp cả hai nguyên liệu này nấu cháo sẽ khiến cơ trẻ hấp thu một lượng lớn cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.

Thịt bò và lươn

Cả lươn và thịt bò đều rất giàu chất đạm nên khi cho chúng nấu cháo cùng nhau sẽ khiến hàm lượng đạm tăng vượt trội, quá mức cho phép. Sự dư thừa này có thể sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

Thịt đỏ và đậu nành

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cả thịt đỏ và đậu nành đều là hai nhóm thực phẩm giàu đạm nên khi kết hợp với nhau sẽ khiến lượng đạm trong cơ thể bé dư thừa, từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như tiêu chảy, đi ngoài ra nước,... Vì vậy, các mẹ không nên kết hợp hai loại thực phẩm này nấu cháo cho bé, đặc biệt là bé dưới 2 tuổi.

Đậu nành khi kết hợp với thịt đỏ để nấu cháo cho bé ăn dặm thường gây ra hiện tượng tiêu chảy do dư thừa lượng đạm - Ảnh minh họa: Internet

Cá chép và cam thảo

Cam thảo là bài thuốc quý trong Đông y dùng để giải độc, tuy nhiên khi kết hợp chúng với cá chép sẽ sinh ra độc tố gây nôn ói, tiêu chảy, thậm chí là chết người.

Cá diếc với rau cải, tỏi, gan lợn hoặc thịt gà

Trong y học cổ truyền, cá diếc có tính ôn nếu nấu cháo với rau cải tính hàn sẽ sinh ra chứng thủy thũng, kết hợp với tỏi sẽ sinh ra chứng tích nhiệt và sinh ra mụn nhọt nếu dùng chung với gan lợn, thịt gà.

Thịt gà và cá chép

Trong Đông y, thịt gà và cá chép là hai nhóm thực phẩm vô cùng kiêng kỵ nhau. Thịt cá chép có vị ngọt, tính can hàn, trong khi thịt gà lại có tính ấm do đó khi kết hợp ăn cá chép với thịt gà sẽ sinh ra chứng mụn nhọt hoặc chứng trường ung.

Để cải thiện tình trạng mụn nhọt xuất phát từ nguyên nhân này bạn có thể lấy đậu đen ninh nước uống. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối sẽ làm giảm bớt cơn đau.

Thịt gà kết hợp với cá chép hoặc cá diếc đều sẽ sinh ra chứng mụn nhọt, trường ung gây đau nhức, thậm chí là sốt cao - Ảnh minh họa: Internet

Cà rốt và củ cải

Trong củ cải có chứa hàm lượng lớn vitamin C, tuy nhiên loại vitamin này sẽ bị phá hủy nếu gặp các enzyme trong cà rốt. Do đó khi nấu cháo ăn dặm cho bé, các mẹ chỉ nên chọn một trong hai loại củ này để đảm bảo dinh dưỡng.

Làm gì khi ăn phải thực phẩm kỵ nhau?

Khi vô tình ăn phải những thực phẩm kiêng kỵ nhau, nếu chúng xảy ra các triệu chứng bất thường như nôn ói, tiêu chảy, khó thở,... bạn nên nhanh chóng loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi cơ thể bằng cách nôn. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng.

Theo dân gian, tùy vào thể trạng và các loại thực phẩm kỵ nhau mà sẽ có những bài thuốc tương ứng. Với những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé như thịt chim sẻ với gan heo có thể uống nước đậu xanh để giải.

Hoặc cháo cá chạch với gan trâu bò thì dùng nước đậu đen, cam thảo. Với lươn nấu với bí đỏ sinh bệnh ở mũi có thể dùng nước giã cua đồng để giải,...

Nôn hết thực phẩm vừa ăn ra ngoài là biện pháp cấp thiết nhất để giải độc rồi sau đó mới nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là danh sách những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo cho bé mà bạn không nên bỏ qua. Chúng hầu hết là những thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, do đó để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra, trước khi ăn uống bạn nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin cần thiết.