Những sự thật bất ngờ khi bạn thường xuyên uống nước lá đinh lăng
Nội dung bài viết
Tìm hiểu thông tin về cây đinh lăng
Trước khi đi vào nội dung chi tiết về việc uống lá đinh lăng có tác dụng gì thì hãy cùng tìm hiểu sơ các đặc điểm cơ bản của loại cây này:
Cây đinh lăng (Polyscias fruticosa) hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Đây là một loài cây nhỏ thuộc chi đinh lăng (Polyscias) của Họ cuồng cuồng (Araliaceae). Cây được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.
Cây có chiều dài từ 20 – 40 cm, kép lông chim 2 - 3 lần. Cuống lá dài, hình tròn, màu xanh đậm, mặt trên lá màu xanh dương và mặt dưới bóng hơn. Gân lá hình lông chim, phần gân chính nổi rõ, dễ nhận thấy, đôi khi có thêm 3 – 4 cặp gân phụ. Mỗi loại đinh lăng khác nhau sẽ có đặc điểm phân biệt riêng.
Uống lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc không biết uống lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe hay không? Tuy nhiên trên thực tế, loại cây này có khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ bản thường gặp vô cùng hiệu quả, cụ thể:
Ngăn ngừa chứng dị ứng
Phòng ngừa chứng dị ứng là đáp án chính xác cho câu hỏi uống lá đinh lăng có tác dụng gì? Bởi các thành phần có trong loại cây này có khả năng chống dị ứng và giải độc thức ăn rất tốt.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 150 gram – 200 gram lá đinh lăng tươi.
- Bước 2: Đem lá đinh lăng rửa sạch và hãm chung với 200ml nước sôi đậy kín nắp khoảng 10 phút. Sau đó mở ra và đảo lại nhiều lần rồi chắt ra ly để uống nước đầu tiên.
- Bước 3: Tiếp theo cho thêm 200ml nước vào đun sôi để chắt lấy nước thứ 2. Để dành uống ngày 2 lần đảm bảo các triệu chứng dị ứng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Chữa bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Thêm một công dụng không thể bỏ qua khi uống lá đinh lăng nữa đó là hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Chẳng hạn như tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,…
Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 ít lá đinh lăng tươi sắc với nước và uống liên tục cho đến khi các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm bớt.
Chữa chứng đau lưng
Trên thực tế, khi thời tiết thay đổi cơ thể người cũng xuất hiện những dấu hiệu đau xương khớp ngay vùng thắt lưng, cổ,… Đặc biệt khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu. Vì thế, việc áp dụng bài thuốc uống lá đinh lăng hàng ngày có thể phần nào giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng trên.
Cách thực hiện
- Bước 1: Người bệnh cần chuẩn bị 30 gram lá đinh lăng + 15 gram cam thảo dây + 15 gram cúc tần + 15 gram rễ cây xấu hổ.
- Bước 2: Tiếp theo lấy hết tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và sắc cùng 200ml nước
- Bước 3: Khi thấy nước cạn còn 30ml thì tắt bếp rồi chia làm 3 lần uống, sử dụng trong ngày.
Uống lá đinh lăng khô có tác dụng gì?
Thay vì uống lá đinh lăng tươi nhiều người lại thích uống loại khô hơn. Vì khi phơi, lá đinh lăng có mùi thơm đặc trưng và khá dễ uống. Đặc biệt vẫn có công dụng điều trị bệnh rất tốt, cụ thể:
Chữa chứng nổi mề đay và mẩn ngứa
Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay hay mẩn ngứa, người bệnh nên tham khảo cách nấu nước lá đinh lăng khô để uống hàng ngày.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 50 gram lá đinh lăng khô cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi
- Bước 2: Chờ đến khi nước cạn còn 250ml thì tắt bếp và uống khi còn ấm
Chữa ho
Người bệnh có dấu hiệu ho khan lâu ngày không khỏi nên dùng thử nước lá đinh lăng khô. Kiên trì thực hiện trong nhiều ngày sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm nhanh chóng mà không hề gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 500 gram lá đinh hương tươi rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó phơi khô và sao vàng cho vào hũ thủy tinh bảo quản
- Bước 2: Mỗi ngày sử dụng khoảng 10 – 12 gram lá đinh lăng khô đun cùng 100ml nước với lửa nhỏ uống thay nước.
Ngoài ra, lá đinh lăng khô còn có công dụng chữa chứng mất ngủ và bệnh thận vô cùng hiệu quả.
Sau sinh uống lá đinh lăng có tác dụng gì?
Chữa đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt
Ngoài việc hỗ trợ chữa bệnh ngoài da, nước lá đinh lăng còn có khả năng lưu thông khí huyết. Đặc biệt là chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và ổn định đường huyết tốt hơn. Bên cạnh đó việc duy trì uống lá đinh lăng hàng ngày giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng đau bụng và cổ tử cung thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 20 gram lá cành và 30 gram lá đinh lăng đem rửa sạch và sao vàng. Sau đó bảo quản trong bình thủy tinh đậy nắp kín và để nơi thoáng mát.
- Bước 2: Khi dùng lấy khoảng 1 gram hãm nước sôi uống thay chè. Kiên trì sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Chữa chứng tắc sữa ở mẹ bầu sau sinh
Nước đinh lăng được nhiều người áp dụng cho trường hợp sau sinh. Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc sữa hay ít sữa cho con bú. Đảm bảo phương pháp này vô cùng an toàn và hiệu nghiệm.
Cách thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị 30 gram – 40 gram lá đinh lăng đem rửa sạch. Sau đó sắc cùng 300ml nước đun với lửa nhỏ
- Bước 2: Chờ đến khi nước sôi còn lại khoảng 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước và chia ra làm 2 phần để uống khi còn ấm.
Lưu ý: Khi nước nguội bà bầu có thể hâm nóng lại và uống hết trong ngày. Ngoài ra, nếu số lượng lá đinh lăng quá nhiều, các mẹ có thể sao vàng và bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp để uống lần.
Uống lá đinh lăng nhiều có tốt hay không?
Theo chuyên gia cho biết mặc dù nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nhưng trong cây này có chứa nhiều Saponin, nếu người bệnh lạm dụng dùng quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, khó chịu…
Vì thế, tốt nhất chỉ nên sử dụng nước lá đinh lăng với liều lượng cho phép. Tránh uống thường xuyên trong thời gian dài. Nếu thích uống loại nước lá này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi uống lá đinh lăng có tác dụng gì. Qua đó, người bệnh có thể tham khảo và thử áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”