Những nỗi sợ không tưởng của đàn ông về hôn nhân
Đàn ông luôn có vỏ bọc mạnh mẽ bản lĩnh và hầu như phải giấu đi hết những tâm tư lo lắng của mình. Dù vậy, đàn ông vẫn có những lúc yếu đuối, vẫn có khi mỏi mệt rã rời.
Thực tế thì đàn ông nào cũng sợ hôn nhân, họ luôn có những nỗi sợ mà phụ nữ nhiều khi lại không hề biết.
Trở thành máy kiếm tiền không biết mệt
Đàn ông sợ cảm giác này nhất.
Khi lấy vợ, đàn ông biết mình sẽ là trụ cột tài chính, lo hết thảy chuyện tiền bạc từ lớn đến nhỏ. Từ tiền ăn uống mỗi ngày, nuôi con, tiền cho hai bên nội ngoại… Đó là gánh nặng mà chính đàn ông luôn im lìm gánh vác. Vì họ là chồng, họ không bao giờ muốn vợ con phải khổ vì thiếu thốn. Thế thì họ phải luôn nghĩ, luôn chu toàn mọi việc.
Với những ông chồng chưa vững tài chính, hôn nhân đôi khi sẽ là những cơn ác mộng về tiền bạc. Đàn ông không kiếm ra tiền nhiều, không lo được cho vợ con chính là tự trọng không còn.
Vì vậy, phụ nữ nên hiểu chồng mình luôn có áp lực bạc tiền nặng nề như thế. Dù rằng anh ấy sẽ không nói ra đâu, nhưng chắc chắn sẽ có lúc cảm thấy mỏi mệt. Vì vậy, hãy cùng chồng san sẻ, quản lý tiền bạc trong nhà. Những khi chồng thất bại, thay vì trách móc hãy khuyên nhủ và ở bên thấu hiểu. Đàn ông đến cùng đều cần một người vợ chịu hiểu hết tâm tư giấu kín của mình.
Sợ ràng buộc, mất tự do
Đàn ông luôn là những người thèm khát tự do. Khi lấy vợ, họ cũng đã chuẩn bị tâm lý sẽ không còn tự do thoải mái. Nhưng họ cũng vẫn mang nỗi sợ không được làm những điều mình muốn.
Kết hôn rồi, không ít bà vợ quản chồng chặt tới mức anh ấy đi đâu làm gì đều phải “khai báo” rõ ràng. Ngay cả khi chồng làm điều mình yêu thích cũng khiến vợ khó chịu.
Phụ nữ nên hiểu nỗi sợ kinh khủng nhất với đàn ông chính là mất tự do. Ngay cả khi đã là vợ chồng, cũng hãy cho họ không gian với đam mê và sở thích của mình. Đó không chỉ là đem đến cho chồng tâm lý thoải mái, mà còn là tôn trọng điều chồng thích. Khi có người vợ thấu hiểu như thế, chồng không bao giờ muốn rời xa vợ.
Vợ trở thành “người mẹ thứ hai”
Đàn ông không muốn cưới vợ về để có một “người mẹ thứ hai”. Những lời trách phiền ra rả, những quản thúc chăm chút như đứa trẻ nhỏ… không ông chồng nào thích.
Đàn ông luôn là người muốn chở che và là điểm tựa cho vợ mình. Họ không muốn vợ lại là người chiều chuộng, bảo bọc cho họ. Nếu thế, họ chỉ cảm giác bí bách, như nhu cầu nam tính bị vợ chèn ép.
Hơn hết, không người đàn ông nào thích vợ “dạy dỗ” mình. Vợ chỉ nên là người đồng hành, chia sẻ, để họ nhận ra mình sai, chứ không nên là người buộc họ phải làm gì. Tự trọng của đàn ông luôn lớn, phụ nữ nên biết chừng mực để cho người đàn ông của mình tự tôn.
Sợ cãi vã
Điều này đàn ông cũng không khác gì phụ nữ. Đàn ông không bao giờ muốn trở về nhà sau một ngày dài với những trận cãi vã với vợ. Và đây có thể sẽ là nỗi ám ảnh của đàn ông nếu mỗi lần gặp vợ đều là những lời khó nghe dành cho nhau.
Phụ nữ nên hiểu không người đàn ông nào thay đổi sau hôn nhân đâu. Họ chỉ có thể tốt hơn, hoặc xấu đi, tùy vào cách bạn chấp nhận và tôn trọng họ. Nếu cãi nhau, hãy cãi để hiểu và trân trọng nhau hơn. Trong hôn nhân, đừng cãi vã chỉ để loại bỏ một điều gì đó của nhau.
Chuyện ấy không hòa hợp
Với đàn ông, nhu cầu chăn gối trong hôn nhân là điều không thể thiếu. Đàn ông luôn sợ vợ chồng không thể hòa hợp, chuyện ái ân trở nên nhàm chán hay mỏi mệt. Đàn ông cũng sợ đời sống tình dục của vợ chồng sẽ nhàm chán khi sống cạnh nhau quá lâu.
Vì vậy, phụ nữ nên gợi mở để tìm hiểu điều chồng muốn, cũng như chia sẻ những gì mình cần với chồng. Những cái nắm tay, chiếc hôn, khoảng thời gian gần gũi nhau, hãy cùng tạo hồi ức khó quên…
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.