Dấu hiệu sẩy thai

Dấu hiệu này có thể khác nhau ở mỗi người, một số trải qua tất cả dấu hiệu nhưng số khác chỉ có những thay đổi nhẹ trên cơ thể.

Chảy máu âm đạo là một trong những dấu hiệu phổ biến và nhận thấy sớm nhất. Máu có thể ra rất ít với màu hồng nhạt và chất nhầy hoặc ra nhiều máu đỏ tươi.
Một số người ra máu cục, nhất là sau những khi nằm xuống. Lúc đứng dậy, họ cảm thấy như máu đang tuôn ra.
Đau bụng kèm chuột rút như đau bụng kinhhoặc đau lưng từng cơn.
Giảm các triệu chứng thai nghén. Biểu hiện này thường là triệu chứng về sau của việc sẩy thai khi cơ thể ngưng sản xuất ra nội tiết tố trong thai kỳHcG.
Những nguyên nhân gây sảy thai

Bất thường về nhiễm sắc thể: Nếu là lần sẩy thai đầu tiên - cho dù đã từng có con trước đây hay là lần có thai đầu tiên thì cũng chỉ do sai lầm ngẫu nhiên của nhiễm sắc thể khi thai phát triển. Không thể dự đoán trước những sai lầm này và thường không tái phát ở lần thai nghén sau. Không thể phòng ngừa được nhưng may mắn là hầu hết những cặp vợ chồng bị sẩy thai lần đầu vì lý do này vẫn có thể có thai bình thường sau này.

Tử cung hay cổ tử cung có vấn đề: Làm giảm cơ may có thaibình thường. Bất thường về cấu trúc có thể bao gồm: có vách ngăn ở tử cung - tử cung có sẹo để lại từ lần mổ trước - hở eo cổ tử cung (cổ tử cung không đóng kín).

Bệnh rối loạn đông máu: Ở phụ nữ bị bệnh rối loạn đông máu, sẩy thai sau 10 tuần thường do bệnh rối loạn đông máu thuộc hội chứng kháng phospholipid. Cần gặp thầy thuốc để được tư vấn khi có bệnh rối loạn đông máu.

Mất cân bằng về hormon: Một số thầy thuốc tin rằng mất cân bằnghormoncó thể gây ra sẩy thai tái diễn nhưng vấn đề này còn đang có nhiều ý kiến trái ngược, nếu đã từng có thai trên một lần thì cần trao đổi với thầy thuốc về nồng độ hormon.

Những nguyên nhân do gen: Một số phụ nữ và nam giới mang gen biến dị “thầm lặng”, không gây vấn đề gì cho họ nhưng có thể tăng khả năng sẩy thai.

 Nhiễm khuẩn: Mọi loại nhiễm khuẩn đều có thể gây sẩy thai, từ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai cho đến các bệnh do thực phẩm đem lại như nhiễm khuẩn do Listeria, Salmonella...

Một trong những yêu cầu của chăm sóc trước sinh sớm là phải làm các tetst phát hiện nhiễm khuẩn và điều trị càng sớm càng tốt.

Những nguyên nhân khác: Nghề phơi nhiễm với hóa chất: thuốc trừ sâu và nhiều hóa chất làm từ dầu hỏa tăng nguy cơ sẩy thai. Phụ nữ làm việc với hóa chất hay có bạn tình thường xuyên tiếp xúc hóa chất đều có thể tăng nguy cơ bị sẩy thai.

Khi nào có thể bắt đầu có thai lại?

Nếu việc sẩy thai chưa giải quyết xong, vẫn thấy ra huyết hoặc siêu âm phát hiện có túi thai trống, bác sĩ sẽ nạo. Đây chỉ là một tiểu phẫu thực hiện dưới sự gây mê toàn thân để lấy sạch những gì của bào thai còn sót lại trong tử cung. Một số người vẫn thấy ra máu sau khi nạo thai vài hôm. Do HcG vẫn lưu thông trong cơ thể nên người phụ nữ sẽ không rụng trứng hay có kinh lại. Trong hầu hết trường hợp, phải mất khoảng 10 ngày để lượng HcG ổn định và lượng nội tiết tố trở về tình trạng bình thường trước khi có thai. Nhiều người có kinh lại trong vòng 4 - 6 tuần sau khi sẩy thai, đó là dấu hiệu sự rụng trứng và khả năng sinh sản đã trở lại bình thường.

Một số bác sĩ khuyên các đôi vợ chồng cố gắng thụ thai sau khi sẩy thai càng sớm càng tốt. Hầu hết không có khả năng tăng nguy cơ sẩy thai lần nữa. Bác sĩ cũng khuyên người phụ nữ đợi hết ra huyết, cảm thấy đã đủ khỏe về thể chất và ổn định tâm lý để có thể thụ thai lại.

Nếu việc sẩy thai trước đó do bệnh hoặc do nhiễm trùng, cần phải chắc chắn đã khỏe để có thai lại. Đợi đến khi nồng độ nội tiết tố ổn định, không bị ra huyết nữa và sức khỏe hồi phục thì cơ hội mang thai lần sau sẽ tốt hơn.

Chúc các mẹ và bé yêu có một thai kỳ khỏe manh!