Phụ Nữ Sức Khỏe

3 tháng đầu, những mẹ bầu nào dễ bị sảy thai và làm thế nào để phòng ngừa?

Trong suốt quá trình thai nghén, đời sống thai nhi luôn bị đe dọa, trong đó có dọa sảy thai và sảy thai. Khi thấy ra máu bất thường, đau bụng,... mẹ cần đến bệnh viện khám ngay.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sảy thai là hiện tượng thai và phần phụ của thai bị tống ra khỏi buồng tử cung khi dưới 22 tuần hay trọng lượng của thai nhi dưới 500gr.

Theo thống kê, sảy thai lâm sàng chiếm tới 15-20% cuộc thai nghén, sảy thai nội tiết (dựa vào định lượng beta-hCG) còn cao hơn nhiều, lên đến 75%. Có đến 2/3 các cuộc thai nghén bị sảy ở tuổi thai dưới 6 tuần, còn lại chỉ có chừng 1/3 bị sảy ở giai đoạn sau (từ 7-22 tuần).

 Có thể thấy, sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong thai kỳ đặc biệt trong những tháng đầu mang thai. Tuy nhiên để hiểu cặn kẽ về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh sảy thai không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Nhằm giúp mọi người chú ý hơn đến những dấu hiệu sảy thai sớm để có thể can thiệp kịp thời, đúng cách, giúp em bé thoát khỏi nguy hiểm, Bác sĩ Đoàn Thị Thu Trang – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương sẽ có những chia sẻ chi tiết dưới đây. 

NGUYÊN NHÂN SẢY THAI

 

Sảy thai có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chính như:

- Nguyên nhân về phía bố (mẹ):

+ Các bệnh lý di truyền của bố hoặc mẹ: rối loạn nhiễm sắc thể, gene,…

+ Các bệnh lý mắc phải: nhiễm trùng, cúm, rubella, nhiễm độc chì, thủy ngân, magan, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận nặng, đái tháo đường.

+ Bất đồng nhóm máu: Rh hoặc ABO, đặc biệt khi người mẹ có Rh(-)

+ Các dị tật ở bộ phận sinh dục mẹ: tử cung đôi, hai sừng, vách ngăn.

+ Các bệnh lý ở bộ phận sinh dục mẹ: u xơ tử cung, dính buồng trứng tử cung, cổ tử cung ngắn.

+ Các nguyên nhân thần kinh – nội tiết: nội tiết kém, thần kinh yếu dễ sang chấn.

+ Các sang chấn mạnh vào vùng tiểu khung hay do giao hợp thô bạo.

Sảy thai sinh hóa tức là siêu âm chưa nhìn thấy thử que thấy sau đó tự ra máu, người ta tưởng là kinh thực chất là sảy thai sớm.

- Nhóm những nguyên nhân thuộc về phía thai:

+ Những thai dị dạng, nhất là dị dạng nhiễm sắc thể, gene.

+ Các thai nhi trong chửa nhiều thai (đa thai) tự nhiên hay nhờ các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IUI, IVF.

+ Các thai nghén không tự nhiên: Thai nghén khi mà sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bị thất bại, những cuộc thai nghén tính toán đẻ theo ý muốn đẻ trai hoặc gái.

+ Cuộc thai nhi bị nhiễm trùng, siêu vi trùng, nhiễm độc.

+ Các thai nhi bị suy trong tử cung có nguồn gốc từ thai hay do bệnh lý của mẹ hoặc phần phụ của thai: bánh rau, dây rau, nước ối.

 - Các nhóm nguyên nhân về phía phụ của thai:

+ Các bệnh lý của rau: rau tiền đạo, rau bong non, rau kém phát triển làm cho tuần hoàn rau thai nhi rối loạn, bánh rau bị phù trong bệnh lý phù thai – rau, bánh rau bị nhiễm trùng, nhiễm độc.

+ Các bệnh lý của dây rau: dây rau ngắn, dây rau quấn cổ hoặc thân thai nhi, dây rau thắt nút.

+ Các bệnh lý của nước ối: đa ối hay thiếu ối, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm.

- Nhóm các bệnh lý thuộc về môi trường sống-xã hội

+ Môi trường độc hại: nhiễm phóng xạ, chất độc, nguồn nước, thức ăn và vì khí hậu của môi trường sống không trong lành.

+ Suy dinh dưỡng trường diễn do thiếu ăn, ăn không đủ chất, không cân đối.

+ Lao động nặng nhọc quá sức, tinh thần căng thẳng sang chấn.

+ Sảy thai do phá thai lén lút, phạm pháp.

Những trường hợp sảy thai dưới 14 tuần thường liên quan đến vấn đề nội tiết còn trên 14 tuần thường do bệnh lý của mẹ.

 

PHÂN LOẠI SẢY THAI

 

Các bác sĩ sản phụ khoa thường phân sảy thai làm 2 loại lớn: Sảy thai và sảy thai liên tiếp (2 lần sảy kế tiếp nhau).

Sảy thai thường trải qua giai đoạn dọa sảy với các triệu chứng điển hình, nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực có thể tránh được sảy thai. Chỉ có một số nhỏ trong sảy thai do nguyên nhân hở eo tử cung là không có hoặc ít triệu chứng báo trước, thường xảy ra đột ngột. Tuy nhiên, trong hình thái này có phương pháp chẩn đoán và điều trị mang tính đặc thù riêng.

 DẤU HIỆU SẢY THAI

 

- Trong đa số các trường hợp, trước khi sảy thai thường trải qua giai đoạn dọa sảy thai.

- Trong quá trình mang thai bệnh nhân thấy có dấu hiệu: ra máu âm đạo số lượng tùy mức độ, có thể máu đỏ tươi hay nâu đen..

- Ngoài ra, bệnh nhân thấy đau bụng vùng dưới giống cơn đau kỳ hành kinh, đó là cơn đau tử cung co bóp. Với thai nhỏ 2 dấu hiệu đó là quan trọng nhất.

- Với thai to, dấu hiệu ra máu ít hơn nhưng đau bụng lại nổi trội hơn.

- Để phân biệt với những trường hợp đau bụng khi mang thai do viêm ruột thừa, rối loạn tiêu hóa, cơn quặn đau thận… cần đến bác sĩ khám để chẩn đoán phân biệt và xác định những trường hợp nào cần nhập viện điều trị.\

PHÒNG TRÁNH SẢY THAI 3 THÁNG ĐẦU

 

Từ nguyên nhân dẫn đến sảy thai đưa ra khuyến cáo tới các cặp vợ chồng như sau:

- Các cặp vợ chồng tốt nhất nên đi khám tiền hôn nhân để xác định sức khỏe cả 2 người trước khi mang thai.

- Với những người đã mang thai nên hạn chế lao động nặng và hạn chế.

- Môi trường làm việc khá quan trọng, bà bầu nên tránh khói bụi thuốc lá, đồ ăn cay nóng trong quá trình mang thai hoặc các chất kích thích như là rượu, cafe.

- Khi có dấu hiệu chậm kinh nên đi khám sớm để bác sĩ siêu âm và kiểm tra xem thai vào trong buồng tử cung hay chưa. Nhiều trường hợp tưởng dọa sảy thai nhưng thực tế lại bị chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm.

- Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc thai theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Nếu sản phụ có tiền sử dọa sảy thai, sảy thai nên kiêng quan hệ vợ chồng, còn bà bầu khỏe mạnh bình thường có thể quan hệ nhẹ nhàng với tư thế phù hợp.

- Mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đến những nơi có dịch bệnh. Tiêm phòng trước khi mang thai giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm, Rubella…

 

LỜI KHUYÊN CHO NHỮNG SẢN PHỤ SẢY THAI

 

- Với người mới sảy thai, bệnh nhân nên thực hiện đầy đủ lịch hẹn khám lại của bác sĩ.

- Ngoài ra, bệnh nhân nên cố gắng tránh thai 3 tháng sau đó rồi mới có thai lại để cơ thể người mẹ phục hồi. Khi đó, buồng tử cung sau 1 quá trình được niêm mạc phát triển lại, vòng kinh trở lại đều đặn bình thương sẽ làm nguy cơ sảy thai tiếp theo giảm đi.

Theo Hồng Nhung/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Đau bụng khi mang thai, khi nào là nguy hiểm?

Đau bụng khi mang thai không phải hiện tượng hiếm nhưng trong nhiều trường hợp, đau bụng có thể là...

Mang thai mà ăn đu đủ chín mẹ lợi đủ đường

Lợi ích không ngờ từ quả đu đủ chín đối với sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi khiến bất...

Bị 'soi' bụng phẳng lì dù mang thai hơn 6 tháng, Hà Anh phản ứng đầy bất ngờ

Siêu mẫu Hà Anh đã có lời đáp trả sau khi bị dân mạng "soi" mang thai hơn 6 tháng...

Phụ nữ mang thai ăn bao nhiêu trứng gà là đủ?

Nhiều người chỉ biết trứng gà tốt cho sức khỏe mọi người, đặc biệt bổ dưỡng cho phụ nữ mang...

Những quan điểm kiêng kị "trời ơi đất hỡi" khi mang thai 3 tháng đầu thời "ông bà anh"

Không chỉ cần kiêng cữ cẩn thận trong ăn uống, đi lại, sinh hoạt, ông bà xưa còn nhắc nhở...

Mẹ bầu cần cảnh giác với hiện tượng đau bụng trên khi mang thai

Mẹ bầu cần biết rằng đau bụng trên khi mang thai có thể là dấu hiệu của một vấn đề...

Mang thai tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân thì tốt?

Trong thai kỳ khoẻ mạnh việc tăng cân đều đặn, hợp lý phần nào có thể đánh giá được sức...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

20 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

20 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 10 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 10 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 12 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 20 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình