Thời điểm 9 tháng tuổi là lúc sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng tối ưu để trẻ có thế phát triển toàn diện. Lúc này, ngoài việc cho con bú sữa đầy đủ thì bố mẹ cần bổ sung một số loại thực phẩm khác để cho bé ăn dặm. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú hơn trong việc ăn uống vì được thưởng thức những mùi vị mới, đồng thời cung cấp đa dạng thêm dưỡng chất cho cơ thể trẻ.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi đã có nhiều khác biệt so với trước kia. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi

Thông thường, bố mẹ phải đảm bảo cho bé 9 tháng tuổi ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của con. Đồng thời, cho bé bú đủ sữa và không kéo dài thời gian ăn quá 30 phút. Ngoài ra, cần đảm bảo và cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ là vitamin, chất đạm, chất béo và chất xơ.

Theo đó, 3 bữa chính sẽ bao gồm: cháo, bột hoặc cơm nát, rau xanh, thịt, tôm, cá, củ quả được nấu chín mềm,... Còn 3 bữa phụ là: trái cây chín, phomai, sữa chua,... Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ cho con 500 - 600 ml sữa/ngày. 

Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 9 tháng tuổi

Khi trẻ được 9 tháng tuổi, bé đã có thể ăn bột hoặc cơm nhuyễn với đủ 4 món chính. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý đa dạng cách chế biến, thực phẩm để bé không cảm thấy chán ăn, kích thích sự ngon miệng, đồng thời không nên ép trẻ ăn quá sức. 

Trường hợp trẻ bị biếng ăn, thì bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, nên cho bé ăn từ từ và tăng dần liều lượng cũng như cho con ăn các thức ăn mềm, dễ ăn. 

Thay đổi thực đơn mỗi ngày sẽ khiến bé cảm thấy thích thú và hào hứng hơn trong việc ăn uống. (Ảnh minh họa: Internet)

Bố mẹ nên cho con ăn đa dạng các loại rau, lòng đỏ và lòng trắng trứng. Ngoài ra, bé có thể ăn hầu hết các món cá, gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Không nên cho bé ăn các thức phẩm sống, chế biến không kỹ.

Nên cho bé học cách tự ăn và uống sữa với bình. Bên cạnh đó, tránh ăn một món ăn cả ngày vì nó vừa khiến bé chán ăn và mất chất dinh dưỡng.

Không cho bé ăn vặt trước mỗi bữa ăn chính bởi nó sẽ khiến bé ngang bụng, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.

Cần quy định giờ ăn cho bé và không nên cho trẻ ăn nhiều các chất béo bão hòa, muối đường để nêm nếm thức ăn. 

Mẹ không nên đun nấu quá lâu các loại rau xanh vì sẽ phá hủy hết vitamin có trong rau củ.

Khi chế biến thức ăn với lượng nhiều, bố mẹ đừng để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh mà hãy đặt thức ăn nóng vào đĩa lạnh để đảm bảo vi khuẩn không thể sinh sôi.