Đậu bắp nằm trong danh sách những loại rau củ quả tốt cho bà bầu. Tác dụng của nó đối với sức khỏe được đánh giá cao là bởi loại quả này rất giàu chất xơ, axit folic, calo và nhiều khoáng chất thiết yếu.

Những lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi

Bổ sung vitamin C: Vitamin C trong quả đậu bắp có tác dụng hỗ trợ sự hấp thu chất sắt, từ đó thúc đẩy sự phát triển da, xương và mao mạch của thai nhi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ trong tương lai.

Vitamin C trong quả đậu bắp có tác dụng tốt cho thai nhi. Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung folate: Vì dồi dào folate và axit folic, ăn đậu bắp có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Khi thai nhi 4 tuần tuổi đến khi thai nhi 12 tuần, các mẹ bầu nên ăn đậu bắp. Vì đây là lúc các ống thần kinh của bé bắt đầu phát triển và axit folic từ quả đậu bắp sẽ hỗ trợ cho quá trình này.

Bổ sung chất xơ: Nhờ vào hàm lượng phong phú các chất xơ hòa tan và không hòa tan sẽ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan còn làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường, thậm chí giảm chỉ số cholesterol trong máu.

Kiểm soát cơn mệt mỏi: Trong thời gian bầu bí, phụ nữ mang thai rất dễ mệt mỏi và hạt đậu bắp sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Bên trong hạt chứa các chất như polyphenol với khả năng chống oxy hóa và flavonoid giúp thúc đẩy sự dự trữ glycogen trong gan. Mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn so với thường ngày.

Chỉ nên trữ đậu bắp dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày. Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi ăn đậu bắp

- Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm

- Chỉ nên trữ đậu bắp dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày.

- Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.

- Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.