Những loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu thành F0: BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn chi tiết
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, bác sĩ Trương Hữu Khanh - chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM - hướng dẫn một số loại thuốc mà bạn cần chuẩn bị sẵn trong nhà đề phòng trường hợp mình hoặc người thân trở thành F0 và được cách ly, điều trị tại nhà.
1. Thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt không cần kê đơn, có thể mua để sẵn ở nhà. Theo bác sĩ Khanh, chúng ta nên mua nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau như dạng viên nén, viên sủi, bột với hàm lượng phù hợp với các thành viên trong gia đình. Ví dụ, nếu gia đình có trẻ nhỏ thì nên chuẩn bị thuốc hạ sốt hàm lượng thấp, phù hợp với trẻ và chuẩn bị thêm cả thuốc đặt hậu môn.
Về cách sử dụng, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ C trở lên; cần dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không uống thuốc để dự phòng. Có nhiều người lo lắng mắc Covid-19 nên đã mua thuốc có thành phần giống Paracetamol như Tyleno về để uống. Bác sĩ lưu ý những loại thuốc này không những không có tác dụng ngừa bệnh mà còn có thể gây ra tình trạng ngộ độc.
Một lưu ý nữa mà bác sĩ Khanh đưa ra là không nên mua thuốc hạ sốt có thành phần aspirin. Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành dịch sốt xuất huyết. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần aspirin thì có thể gây nguy hiểm cho người bị bệnh sốt xuất huyết Loại thuốc hạ sốt an toàn nhất là thuốc có chứa thành phần paracetamol. Lưu ý, có nhiều loại thuốc hạ sốt có thành phần là parecetamol nhưng tên gọi khác nhau. Khi mua, chúng ta cần độc kỹ thành phần thuốc.
Khi dùng thuốc hạ sốt, cần dùng hàm lượng phù hợp với tuổi. Liều dùng hạ sốt paracetamol là 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng. Ví dụ: Trẻ dưới 10kg uống thuốc hạ sốt dạng gói hàm lượng 10mg; người lớn 50kg uống 1 viên hạ sốt 500mg; người lớn có cân nặng trên 75kg có thể uống 2 viên 500mg. Lưu ý, một ngày không được uống quá 5 lần (tương đương 75mg trên 1kg cân nặng).
Khi hết sốt, cần phải ngừng sử dung thuốc hạ sốt. Theo bác sĩ Khanh, có nhiều người dù đã hết sốt nhưng vẫn uống một lượt 2-3 viên. Việc này vừa hại gan, vừa khiến cơ thể có các biểu hiện tại chỗ như hạ nhiệt cơ thể đột ngột (hơn 35 độ C), vã mồ hôi lạnh, mệt mỏi.
2. Thuốc ho
Bác sĩ Khanh cho biết, khi nhiễm Covid-19, người bệnh thường bị ho nhiều. Do đó, trong gia đình nên có sẵn các loại thuốc trị ho như siro, thuốc long đờm, bổ phế.
3. Thuốc trị tiêu chảy
Bạn có thể chuẩn bị sẵn các loại thuốc tiêu chảy thông thường để ở nhà bởi khi nhiễm Covid-19, một số trường hợp sẽ gặp triệu chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
4. Thuốc đau dạ dày
Nếu gia đình có người bị đau dạ dày, cần chuẩn bị sẵn thuốc trị đau dạ dày để trong nhà. Khi cách ly tại nhà, có nhiều người bị căng thẳng tâm lý nên cũng gặp tình trạng đau dạ dày. Có thể dự trữ sẵn thuốc để uống khi có các triệu chứng khó chịu và chưa đến mức nhập viện.
5. Thuốc kháng đông, kháng viêm
Bác sĩ Khanh cho biết với loại thuốc kháng đông, kháng viêm, mọi người không nên tự ý mua. Việc mua thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ bởi nếu dùng sai cách sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Trong điều trị Covid-19, thuốc kháng viêm có tác dụng ức chế miễn dịch, chỉ dùng khi bệnh trở nặng, hệ miễn dịch hoạt động quá mức và gây hại ngược lại cho cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn sau của bệnh. Dùng thuốc kháng viêm quá sớm vào giai đoạn đầu của bệnh hoặc khi bệnh đang nhẹ sẽ làm mất đi khả năng chống virus tự nhiên của cơ thể và tạo điều kiện cho virus tấn công cơ thể dễ dàng hơn.
Hiện nay, các thuốc kháng viêm, kháng đông chỉ dành cho những bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp. Loại thuốc kháng viêm thường dùng nhất là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolon. Còn thuốc kháng đông hay được sử dụng có thể là rivaroxaban, apixaban, dabigatran.
6. Một số loại thuốc khác
Theo bác sĩ Khanh, người dân nên chuẩn bị một số loại thuốc bổ như vitamin B, C, D để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Ngoài ra, các gia đình nên tự trạng bị lọ xịt họng muối biển hoặc xịt mũi cho cả trẻ em và người lớn để đề phòng trường hợp có các biểu hiện về viêm mũi, họng.
Một điều cần đặc biệt chú ý là dù thuốc trị bệnh hay thuốc bổ, chúng ta đều phải dùng đúng lúc và đúng cách để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....