Giáo sư S.Yogman, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, từng chia sẻ: Những nghiên cứu cho thấy những hoạt động hằng ngày của người bố có thể trở thành những điểm quan trọng trong kết nối với sự phát triển của trẻ ở độ tuổi sớm.

Bố nên dành thời gian cùng con những năm đầu đời để bé phát triển vượt trội - Ảnh minh họa: Internet

Thời gian của người bố dành cho trẻ không nhất thiết phải chơi cùng trẻ trong hoạt động vui chơi cụ thể, mà cần bạn chủ động hơn để tiếp cận cách mà trẻ cần thật sự vai trò của bạn. Điều này giúp trẻ phát triển tối đa nhận thức và tư duy.

Đây là các hoạt động giữa bố con nên cùng làm với nhau:

1. Hoạt động khám phá thế giới cùng nhau

Trẻ con thích nhìn thế giới lớn hơn. Đó là lí do các bé luôn thúc đẩy bản thân để tìm kiếm thế giới của chúng. Người cha là người dẫn đường tốt ở cả bé gái và bé trai. Hãy tận dụng những hoạt động đi ra ngoài mà dẫn bé theo để trẻ có thể khám phá thế giới.

Một số hoạt động bố có thể thực hiện cùng con như:

Gặp bạn bè uống cà phê có thể dẫn trẻ theo. Hãy giúp trẻ làm quen với mọi người, đừng để trẻ với điện thoại hay ipad.

Đi chơi đá bóng có thể dẫn trẻ theo, mặc cho trẻ bộ đồ giống bạn, có thể cho trẻ tự chơi bóng gần đó cùng mẹ hoặc ngồi cổ vũ cho bạn. Đừng nghĩ trẻ nhàm chán hay làm vướng víu bạn, thực ra trẻ rất thích, đặc biệt là bé trai.

Hoạt động tham quan bảo tàng, sở thú hay thư viện, bạn nên là người hướng dẫn viên. Thông tin bạn cho làm trẻ nhớ tốt và hứng thú hơn.

2. Hoạt động thử cái mới

Trẻ học cách tự tin khi cùng người bố thử 1 vài điều mới, trò chơi mới, hoặc làm những thứ có tính thử thách.

Bố hãy cũng con thử những điều mới trong cuộc sống - Ảnh minh họa: Internet

Một số hoạt động tham khảo như:

Cùng trẻ chạy thi thật nhanh lên đồi cỏ.

Cùng nhau bóp bong bóng khí.

Cho trẻ chơi các trò chơi vận động.

Cùng trẻ vừa đi lên bậc thang và đếm từng bậc.

Khi cùng trẻ tham gia các hoạt động thử thách, bạn cần dùng những từ cổ vũ mạnh và dứt khoát như : "Tốt lắm, tiếp tục nào!" hoặc "1,2,3 bắt đầu".

Động lực lớn làm trẻ hứng thú với thử thách không chỉ là tìm kiếm điều mới lạ mà còn là sự ủng hộ của bố. 

3. Hoạt động cùng trẻ tham gia nghệ thuật

Có 2 hoạt động bố không nên bỏ qua là tô màu hoặc tô tượng và cắt bột làm bánh quy hoặc cắt đất sét nặn hình. Đừng quá chú trọng vào kết quả đẹp xấu, quan trọng hơn là bài học trẻ học được từ người bố khi làm các hoạt động nghệ thuật này. Nếu bạn khéo léo, trẻ sẽ học được sự tỉ mỉ của bạn.

Nếu bạn hậu đậu, trẻ vẫn học được sự bất cẩn của bạn. Phần lớn ở người bố đều đôi lúc sẽ xảy ra 2 điều này rõ rệt khi tham gia hoạt động nghệ thuật. Trong khi người mẹ thường suy nghĩ để quân bình đẹp xấu hơn là tự nhiên xảy ra xấu hay đẹp.

Tại sao điều này quan trọng? Khả năng sáng tạo là 1 bước tiến hóa của con người. Sáng tạo luôn xuất phát từ cách nhìn tự nhiên và khách quan. Khi tham gia hoạt động nghệ thuật, trẻ mới là người sáng tạo, đừng sáng tạo thay trẻ. Người bố ít gặp lỗi sai này.

4. Hoạt động cùng trẻ đoán câu trả lời

Luôn hỏi trẻ đoán điều gì hoặc đoán câu trả lời là một hoạt động người cha nên quan tâm để giúp trẻ rèn luyện sự logic. Để đoán, trẻ cần suy nghĩ, liệu cái gì có thể đúng, liệu cái gì có thể sai.

Cùng con phán đoán các vấn đề sẽ gia tăng khả năng logic cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, khi tham gia trò chơi đoán, trẻ phải đi đến quyết định cho câu trả lời và khả năng liên tưởng logic là được rèn luyện.

Một số hoạt động có thể thực hiện như:

Đoán viên kẹo trong 3 ly nhựa khi di chuyển tốc độ từ chậm đến nhanh

Một số hỏi đáp qua lại khi chơi các trò có đong đếm, ước lượng, đo hoặc cân.

5. Hoạt động đọc cùng trẻ

Bạn không nhất thiết phải đọc từng trang sách cùng trẻ vì điều này mẹ của trẻ đang làm rất tốt. Điều bố nên làm ở đây là làm trẻ hứng thú với hoạt động đọc sách.

Điều này có nghĩa là các hoạt động liên quan đến sách như chọn sách, bàn luận về nhân vật trong sách khi ngồi trên ghế sô pha, bao bì quyển sách, cắt dán nhãn lên sách, thậm chí là thói quen thích đọc của bạn cũng làm trẻ hứng thú... bây giờ chắc bố đã hiểu vai trò của mình.

Đơn giản cho trẻ thấy bạn quan tâm đến sách như thế nào, quan tâm đến việc đọc sách ra sao và liệu bạn có phải là người thích đọc sách không. Trẻ sẽ học được lòng ham mê đọc sách ở cả bố và mẹ.

 

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)