Những hiểm nguy với trẻ nhũ nhi khi bị sốt xuất huyết, cách phòng ngừa ra sao?
Sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi thường diễn tiến rất nhanh và rất khó xác định ngay từ đầu do ở ở giai đoạn chưa biết nói nên một khi mắc bệnh thì không thể nói ra các triệu chứng thường thấy của sốt xuất huyết như nhức đầu, đau bụng, khó chịu... nên rất khó chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh cho đến khi trẻ xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da hoặc nôn, tiểu ra máu thì mới được phát hiện và đưa đi khám.
Bên cạnh đó, các biểu hiện ban đầu ở trẻ nhũ nhi bị sốt xuất huyết là ho, sổ mũi, đại tiện lỏng thì hay bị cha mẹ xác định là các bệnh hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, khi trẻ bị sốt trên 2 ngày, cha mẹ nên cho các cháu đến cơ sở y tế khám để được theo dõi và cho làm xét nghiệm để tìm ra bệnh để có thể chữa trị kịp thời.
Theo ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi thường diễn tiến rất nhanh và rất khó xác định ngay từ đầu. Sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi nhưng trẻ có thể biểu hiện ban đầu không điển hình (như sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho, sổ mũi, hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói) khiến dễ lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng, tay chân miệng…
Ngoài ra, trẻ ở lứa tuổi này do chưa biết nói nên một khi mắc bệnh không thể nói ra các triệu chứng thường thấy của sốt xuất huyết. Vì vậy rất khó chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh cho đến khi trẻ xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da hoặc nôn, tiểu ra máu mới được phát hiện và đưa đi khám.
Theo ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương, cần tránh tâm lý chủ quan, dễ nhầm bệnh khác như tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban dẫn đến các ca sốt xuất huyết có biến chứng thường đưa vào viện ở giai đoạn muộn.
Các biến chứng thường gặp là lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng nhiều, tay chân lạnh. Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu…
Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến suy đa tạng như gan, cơ tim, hệ thần kinh thậm chí tử vong. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám xét nghiệm định bệnh chính xác, chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp cho trẻ.
Phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày không đỡ, có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, đau bụng, chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống...
Dùng điện thoại thông minh phát hiện sữa bị hỏng
Các nhà khoa học Úc tại Đại học New South Wales (UNSW) đã phát triển một phương pháp kiểm tra chính xác xem sữa có bị hỏng hay không bằng cách sử dụng động cơ rung bên trong điện thoại thông minh.
Bí quyết "5 chữ" dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
Gia đình giáo sư Stanley Wojcicki nổi tiếng khi có 3 cô con gái là CEO, giáo sư tài năng, nổi tiếng. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy con đặc biệt gồm 5 chữ của ông và vợ.
Hà Nội ghi nhận bé sơ sinh 4 ngày tuổi mắc sốt xuất huyết: Ca sốt xuất huyết lây truyền...
Sau 10 ngày điều trị tích cực theo phác đồ sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo, bé đã hồi phục tốt. Tại thời điểm xuất viện, trẻ tỉnh táo, tự thở, ăn bú tốt, các chỉ số xét nghiệm đều trở về mức bình thường, chỉ còn một số ban xuất huyết nhẹ ở hai cẳng tay.
Lợi ích tiêm cúm trong thai kỳ nhiều mẹ bầu chưa biết
Thai phụ dễ mắc cúm và có nguy cơ gặp các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng hiện nhiều người vẫn chưa chú trọng phòng ngừa.