Những điều cần biết về triệu chứng đau dạ dày khi mang thai
Nội dung bài viết
Vì sao bà bầu dễ bị đau dạ dày khi mang thai?
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có những biến đổi dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt cơ quan trong cơ thể. Hiện tượng đau dạ dày của mẹ bầu trong thời kỳ này cũng là một trong những biến đổi đó.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dạ dày:
Ốm nghén. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén tiến triển do thay đổi hormone mang thai, dạ dày sẽ rất đau do thai phụ nôn nhiều và liên tục, đôi khi còn nôn khan ra nước.
Khi triệu chứng ốm nghén thoái lui cũng là lúc tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc và gây ra các cơn đau.
Suy nghĩ, căng thẳng quá mức, làm việc lao lực cũng là một trong những lý do khiến cho triệu chứng đau dạ dày phát triển trong khi mang bầu.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu hay có sở thích ăn các thức ăn chua như xoài, mận, mơ,... khi mang thai, tuy nhiên những loại thực phẩm này lại chứa nhiều axit nên sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai có những dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu thai nghén như buồn nôn, đầy bụng hoặc khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì các mẹ bầu sẽ không có các triệu chứng đau dạ dày khi mang thai đặc trưng như ợ chua, đau râm ran, nóng rát ở vùng thượng vị, đau nặng ở phần giữa hoặc phần trên bụng khi quá no hoặc quá đói, sút cân, kém ăn…
Những cơn đau dạ dày khi mang thai sẽ luôn làm mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi, kém tập trung trong cuộc sống sinh hoạt.
Cảm giác khó chịu và ăn không ngon miệng do những cơn đau dạ dày hành hạ, khiến việc tiêu hoá thức ăn trở nên khó khăn, dẫn tới khó tiêu và buồn nôn.
Nghiêm trọng hơn việc tiêu hóa thức ăn kém làm cho dinh dưỡng không đủ cho cả mẹ và bé khiến sức khỏe của mẹ và bé không tốt. Vì vậy nên mẹ bầu không được chủ quan mà phải tìm các biện pháp có khoa học để điều trị khi có dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai.
Khắc phục chứng đau dạ dày khi mang thai
Nếu mẹ bầu bị đau dạ dày nặng cần đến bác sĩ khám và điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc giảm đau dạ dày về sử dụng vì thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể dẫn tới dị tật thai nhi.
Để hạn chế đau dạ dày khi mang thai, chị em có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều axit và khó chịu hơn. Tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm.
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn 3 bữa lớn khiến dạ dày phải hoạt động quá tải cùng một lúc.
Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này axit tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai tháng đầu trở nên nghiêm trọng hơn.
Chọn thức ăn mềm, tăng cường ăn thức ăn giàu tinh bột, trứng, sữa,... không những giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho phụ nữ đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối. Cụ thể những loại thực phẩm này có khả năng trung hòa axit hạn chế tiết nhiều axit, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.
Ăn nhiều hải sản để bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm, chất rất quan trọng để làm lành chỗ bị viêm loét.
Tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo; Chocolate; thứcăn cay, món chua, dưa muối…
Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.
Tránh rượu bia và khói thuốc lá vừa là cách giảm đau dạ dày khi mang thai mà còn là cách bảo vệ cho sức khoẻ của thai nhi trong bụng.
Sinh hoạt lành mạnh
Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân làm cho đau dạ dày khi mang thai càng trầm trọng. Do đó bà bầu luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh làm việc quá nhiều dẫn tới căng thẳng, stress.
Tuyệt đối không nên thức quá khuya. Mẹ bầu cần đảm bảo ngủ một ngày 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, giấc ngủ của mẹ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu cũng đừng quên vận động nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ… vừa giúp thư giãn vừa giúp cơ thể được khoẻ mạnh hơn.
Mẹo dân gian chữa đau dạ dày khi mang thai
Do trong lúc mang thai không được sử dụng thuốc tây nên chị em có thể tham khảo các bài thuốc thảo dược thiên nhiên được lưu truyền trong dân gian có tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
Kết hợp nghệ vàng và mật trong điều trị đau dạ dày
Nghệ vàng được đánh giá là loại thải dược vô cùng hiệu quả trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng nhờ hợp chất chống oxy hoá và hợp chất curcumin.
Còn mật ong có tác dụng làm dịu, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày. Vì vậy, khi kết hợp hai nguyên liệu này với nhau ta sẽ có được bài thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai vô cùng hiệu quả.
Cách làm: Lấy 3 muỗng cà phê tinh bột nghệ hòa cùng 2 muỗng mật ong nguyên chất, sau đó pha cùng 200ml nước ấm. Các mẹ uống một ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút khi đang đói.
Trà gừng là cách giảm đau dạ dày khi mang thai
Hoạt chất Oleoresin và Tecpen trong gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, uống trà gừng còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén ở các mẹ bầu.
Cách làm: Thái nhỏ 1/2 củ gừng sau đó thả vào 200ml nước sôi và hãm trong 15 phút là có thể sử dụng. Các mẹ nên dùng khi trà còn ấm, có thể cho thêm ít mật ong để tăng hương vị.
Đậu bắp đẩy lùi chứng đau dạ dày
Đậu bắp (mướp tây) thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các chứng bệnh ở dạ dày. Với chất nhầy tự nhiên – pectin, đậu bắp có tác dụng làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của các vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, hợp chất thực vật trong đậu bắp còn hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và giảm sưng đau. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa hàm lượng Vitamin B9 dồi dào có thể giúp thai nhi phát triển thần kinh hoàn chỉnh và hạn chế các dị tật bẩm sinh như gai đôi cột sống.
Cách làm: Rửa sạch 50 – 100g đậu bắp với nước muối, luộc chín sau đó ăn trực tiếp hoặc chấm với nước tương. Nên ăn ít nhất 1 bữa đậu bắp trong 1 tuần để giảm các triệu chứng ở dạ dày trong thời gian mang thai
Nếu lỡ bị đau dạ dày khi mang thai thì mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng mà chỉ cần điều trị đúng cách kết hợp với chế độ ăn hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng được loại bỏ.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.