Giới thiệu khái quát về trà xanh

Trà xanh là gì? Đây là nguyên liệu thiên nhiên không qua quá trình lên men, chỉ dùng nhiệt độ cao để làm khô nên có thể giữ được màu sắc, hương vị cũng như các dưỡng chất trong lá trà.

Trà xanh sau khi pha chế có màu xanh lục, hương thơm thanh mát, đem lại khẩu vị sảng khoái. Trà xanh có thuộc tính hàn, vừa làm thức uống giải khát vừa có nhiều công hiệu tuyệt vời đối với sức khỏe.

Trà xanh là gì? - Ảnh minh họa: Internet

Những lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe con người

Chống nắng

Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ được đăng trên trang People, một trong những tác dụng của trà xanh đối với sức khỏe chính là giúp làn da đề kháng được ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Catechin trong trà xanh có chức năng kháng oxi hóa rất mạnh.

Đây là lý do mà nhiều sản phẩm chăm sóc bảo vệ da đều có thành phần trà xanh. Catechin có tác dụng làm giảm thấp khoảng 1/3 các chất oxi hóa đối với làn da, đạt đến hiệu quả chống nắng, giảm thô ráp hoặc chảy xệ cho da.

Chống bức xạ

Đối với những người thường xuyên bận rộn và có cuộc sống căng thẳng, sử dụng máy tính hay các thiết bị công nghệ hiện đại nhiều thì mỗi ngày nên tập thói quen uống 2 – 3 ly trà xanh. Nguồn vitamin A phong phú trong trà xanh sau khi được hấp thu sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành vitamin A cung cấp cho cơ thể.

Dân văn phòng có thể tận dụng trà xanh để hạn chế tác hại của các bức xạ và tăng cường sức khỏe đôi mắt - Ảnh minh họa: Internet

Vitamin A có khả năng hợp thành Rhodopsin, giúp mắt nhìn rõ hơn dưới môi trường không đủ ánh sáng. Chính vì vậy, tác dụng của trà xanh không những là chống các tia bức xạ mà còn bảo vệ mắt, nâng cao thị lực.

Giảm mỡ thừa

Uống trà xanh có thể giảm bớt cholesterol và mỡ trong máu, giúp cơ thể giữ được vóc dáng cân bằng, hỗ trợ người đang có mong muốn giảm cân an toàn. Hiệu quả kết hợp của Tea Polyphenols và Cafein cùng với vitamin C thúc đẩy oxi hóa mỡ thừa, cải thiện tiêu hóa tốt.

Giảm hôi miệng

Trà xanh có chứa flo, trong đó Catechin có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh sôi, giảm mảng bám răng và chứng viêm nha chu, đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng hôi miệng gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Catechin trong trà xanh có tác dụng ức chế vi khuẩn sinh sôi nên có thể cải thiện chứng hôi miệng - Ảnh minh họa: Internet

Kháng lão hóa

Trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, sự oxi hóa sẽ sinh ra một lượng lớn các gốc tự do, dễ gây lão hóa và tổn thương cho các tế bào. Trong khi đó, Superoxide effutase (SOD) là một enzyme có tác dụng thanh trừ gốc tự do, mà Catechin trong trà xanh hiển nhiên làm nâng cao hoạt tính của SOD, cân bằng các gốc tự do, chống lão hóa.

Kháng ung thư

Một tác dụng của trà xanh được rất được quan tâm chính là khả năng phòng chống và giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Người bị chứng viêm dạ dày mãn tính càng nên uống trà xanh để hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời cũng ngăn ngừa biến chứng thành ung thư. Ngoài ra, trà xanh còn hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu tốt và ăn ngon miệng hơn.

Một trong những tác dụng của trà xanh được quan tâm hàng đầu chính là khả năng kháng ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Những đối tượng nào cần đặc biệt chú ý khi uống trà xanh?

Bên cạnh những tác dụng khi uống trà xanh thì có một số trường hợp nên thận trọng, thậm chí không nên uống để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Đầu tiên là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, do lượng máu mất đi làm tiêu hao sắt trong cơ thể. Trong khi đó, 50% Axit tannic trong trà xanh làm cản trở hấp thu sắt của niêm mạc ruột, làm tình trạng thiếu sắt nặng hơn.

Phụ nữ đang mang thai cũng không thích hợp uống nhiều trà xanh. Thông thường nồng độ Cafein trong trà đậm đạt đến 10%, gây ra tình trạng làm tăng nhịp tim và số lần tiểu tiện cho thai phụ. Ngoài ra, nếu dùng trà xanh quá mức còn có thể gây áp lực lớn cho thận, đôi khi còn bị ngộ độc trong thai kỳ.

Bà bầu nên hạn chế và thận trọng khi uống trà xanh để tránh tình trạng ngộ độc trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Phụ nữ mới sinh và cho con bú cũng cần hạn chế uống trà xanh. Nồng độ axit tannic trong trà xanh sau khi được niêm mạc hấp thu sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tuyến sữa, làm hạn chế hiệu quả tiết sữa cho em bé.

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh ngoài tình trạng dễ bị mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh thì chất lượng giấc ngủ cũng gần như giảm xuống. Vì vậy, nếu uống nhiều trà xanh trong giai đoạn này sẽ càng ảnh hưởng giấc ngủ.

Tác dụng phụ khi uống trà xanh mà bạn cần biết

Thành phần Cafein tương đối cao

Hàm lượng Cafein trong trà xanh khá cao nên uống nhiều sẽ ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh những tác dụng của trà xanh được đánh giá cao thì hàm lượng Cafein trong lá trà cũng có thể gây tác dụng phụ không thể bỏ qua. Theo nhiều nghiên cứu phát hiện, mỗi ly trà xanh có chứa gần 40mg Cafein, vì vậy nếu uống nhiều sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến giấc ngủ không ổn định, thậm chí mất ngủ.

Chứng hôi chân

Thường xuyên uống nhiều trà xanh có thể khiến bạn mắc phải tình trạng chân có mùi hôi khó chịu. Do một số thành phần trong trà xanh sẽ làm giảm hấp thu vitamin B1, dẫn đến vi khuẩn sinh sôi gây ra hôi chân do rối loạn thần kinh trung khu.

Thiếu máu

Uống trà xanh quá nhiều làm ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt nên gây ra thiếu máu - Ảnh minh họa: Internet

Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu còn có thể là do bạn uống trà xanh quá lượng. Tuy trà xanh đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng đồng thời nếu lạm dụng sẽ làm giảm khả năng hấp thu, tận dụng sắt, gây ra thiếu máu.

Pha chế và bảo quản trà xanh thế nào cho phù hợp?

Pha trà xanh đúng cách

Khi pha trà xanh, nhiệt độ nước nên kiểm soát trong khoảng 80℃ - 90℃, nếu dùng bột trà xanh thì nước ấm khoảng 40℃ - 60℃ đều được. Thông thường phân lượng cơ bản là 2g bột trà xanh pha với 450ml nước.

Nước đầu tiên pha trà xanh nên đổ đi và sử dụng từ nước thứ hai - Ảnh minh họa: Internet

Nước đầu tiên sau khi châm vào trà xanh nên lắc vài cái rồi đổ đi, sau đó mới châm nước lần thứ hai để uống. Bột trà xanh không nên pha quá đậm đặc để tránh gây ảnh hưởng đến dịch vị dạ dày và tốt nhất không uống trà xanh lúc bụng rỗng.

Bảo quản trà xanh để không bị biến chất và sinh độc tố

Lá trà xanh có tính hút ẩm mạnh nên bảo bảo phải đảm bảo độ ẩm khoảng 60% là phù hợp, nếu vượt quá 70% sẽ khiến trà xanh hút ẩm nhiều mà sinh ra độc tố, bị axit hóa mà biến chất. Đồng thời nhiệt độ tốt nhất để đảm bảo chất lượng trà xanh là 0-5℃. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ gây phá hủy các dưỡng chất trong trà xanh, hương vị cũng giảm xuống.

Khi bảo quản trà xanh cần chú ý độ ẩm vì trà xanh là nguyên liệu hút ẩm mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Chú ý không để ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào dụng cụ bảo quản trà xanh vì sẽ khiến các vật chất trong trà sinh phản ứng hóa học, làm biến chất trà xanh, thậm chí có thể sinh ra độc tố gây hại cho sức khỏe người dùng.

Bên cạnh đó, trong trà xanh còn chứa Palmitic acid và Terpene cao phân tử. Hoạt tính của hai chất này không ổn định nên dễ hấp thu các mùi lạ. Do đó, nếu bạn bảo quản trà xanh chung với vật phẩm có mùi khác sẽ làm trà xanh mất đi mùi thơm vốn có.

Nguồn:

http://health.people.com.cn/n/2015/0803/c14739-27400267.html

https://wemedia.ifeng.com/10939441/wemedia.shtml

https://www.jd.com/phb/zhishi/40e85631794323be.html