Những điều bạn cần biết trước khi quyết định nhổ răng hàm dưới
Nội dung bài viết
Nhổ răng hàm dưới trong trường hợp nào?
Răng hàm (răng cối) có chức năng trong việc ăn nhai và nghiền nát thức ăn. Do đó việc nhổ răng hàm dưới hay răng hàm trên đều sẽ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và gây ra nhiều tác hại xấu cho sức khỏe răng miệng về sau.
Trước khi nhổ răng hàm dưới, người bệnh cần phải được nha sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể. Nguyên tắc bảo tồn răng là được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trừ những trường hợp không thể điều trị để giữ lại răng, bác sĩ mới tiến hành cho nhổ răng, chẳng hạn như:
Răng hàm dưới bị sâu răng hay viêm tủy quá nặng. Tình trạng viêm nhiễm rộng và lây lan sâu xuống cả chân răng, xương hàm gây áp xe. Nếu giữ răng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Răng hàm dưới bị chấn thương hoặc lung lay quá nhiều không thể giữ lại răng. Ngoài ra người bệnh mắc phải bệnh nha chu khiến răng lung lay và không thể phục hồi lại thì khi đó buộc phải nhổ răng.
Răng hàm dưới là răng khôn mọc lệch và mọc ngầm.
Răng bị sâu đã bật gốc
Nhổ răng hàm dưới bị sâu
Sâu răng nhẹ
Nếu tình trạng sâu răng mới hình thành thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị bằng cách trám lại lỗ sâu. Đầu tiên là thực hiện làm sạch vết sâu, sau đó sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để lấp đầy và bít kín các lỗ sâu.
Từ đó ngăn chặn các loại vi khuẩn không gây viêm nhiễm vào bên trong tủy răng. Đặc biệt là giúp người bệnh điều trị hiệu quả chứng sâu răng và khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai bình thường.
Sâu răng nặng
Nếu tình trạng sâu răng nặng gây viêm tủy và phá hủy mô răng. Khi đó tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha và trám phục hồi hình dáng răng.
Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp điều trị này không hiệu quả, sâu răng ăn gần hết răng, hoại tử tủy, viêm nhiễm nặng và có nguy cơ ảnh hưởng tới các răng bên cạnh thì buộc bác sĩ phải chỉ định nhổ bỏ.
Nhổ răng hàm dưới có đau không?
Nhiều người sau khi được chỉ định nhổ răng hàm dưới thường lo lắng về việc nhổ răng có đau hay không? Trên thực tế, răng hàm có kích thước khá lớn, chân răng ăn sâu và nằm chắc chắn trong xương hàm.
Do đó, khi nhổ răng sẽ tiếp xúc trực tiếp vào hàm để lấy răng ra thì việc người bệnh cảm thấy đau nhức là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được hạn chế tối đa bằng cách tiêm thuốc giảm đau trước khi thực hiện.
Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm hay không?
Theo các chuyên gia việc nhổ răng thường gặp khó khăn và phức tạp hơn đối với các trường hợp răng hàm dưới là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Vì thế, khi tiến hành nhổ răng hàm dưới không đảm bảo kỹ thuật rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu nhiều, không cầm được máu, đau nhức dữ dội, nhiễm trùng sau khi nhổ răng,…
Chảy máu kéo dài
Sau khi tiến hành nhổ răng hàm dưới, trong vòng 24 giờ đầu người bệnh có dấu hiệu chảy máu là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu vết nhổ răng vẫn bị rỉ máu, thậm chí chảy nhiều máu hơn thì người bệnh nên thăm khám bác sĩ nha khoa để được xử lý kịp thời.
Thông thường hiện tượng này xảy ra do thao tác nhổ răng không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc người bệnh chăm sóc răng miệng không đúng cách khiến cho vết nhổ răng không lành lại được.
Nhiễm trùng
Nhiều người sau khi nhổ răng cảm thấy sưng đau trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu vết nhổ đau nhức kéo dài nhiều ngày liền và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt kèm theo dấu hiệu chảy mủ thì rất có thể vết thương đã bị viêm nhiễm.
Đây là hậu quả của việc áp dụng các thao tác vệ sinh vô trùng trước khi nhổ răng không tốt hoặc do bệnh nhân vệ sinh răng miệng tại nhà không đúng cách gây ra.
Gãy xương hàm
Sau khi nhổ răng khớp hàm bị đau nhức khiến người bệnh không thể há miệng được. Nếu tình trạng đau ngày càng nặng hơn, người bệnh nên đến tìm gặp bác sĩ để tiến hành chụp film kiểm tra xương hàm.
Đây có thể là do bác sĩ thực hành nhổ răng chưa chuẩn xác gây tổn thương xương và khớp hàm.
Tổn thương thần kinh
Răng hàm dưới đặc biệt là răng khôn nằm rất gần với dây thần kinh. Do đó, nếu việc nhổ răng không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến méo miệng.
Một số lưu ý cho người mới nhổ răng hàm dưới
- Người bệnh nên thăm khám răng tại các bệnh viện răng - hàm - mặt uy tín để được các bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Người bệnh có thể chườm khăn lạnh hoặc nóng phía bên ngoài vùng da bị đau để giúp giảm cơn đau hiệu quả.
- Sau khi nhổ răng hàm sâu thì biện pháp cần thực hiện đầu tiên là trồng răng giả.
- Sau khi nhổ người bệnh không được đưa lưỡi hay dùng các vật cứng nhọn tiếp xúc vào vết nhổ răng.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá mặn, đồ ngọt, chua cay, đồ uống có ga, đồ ăn quá nóng và các chất kích thích khác trong 2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng. Thức ăn cần được cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn tránh nhai ở vùng vết răng mới nhổ.
- Không hút thuốc trong ít nhất 3 ngày sau khi nhổ răng.
- Hạn chế đánh răng hay tác động trực tiếp lên ổ răng mới nhổ sau 1 - 2 ngày. Đặc biệt chú ý lựa chọn bàn chải đánh răng với sợi lông mềm mại tránh gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cùng nước súc miệng để loại bỏ tối ưu vi khuẩn và thức ăn dư thừa trong khoang miệng.
- Nước súc miệng được sử dụng sau khi nhổ răng phải là nước muối cực loãng để đảm bảo an toàn cho vết thương. Tránh dùng nước súc miệng chuyên dụng và nước muối sinh lí vì có thể gây kích ứng và làm tan cục máu đông.
- Không được chép miệng, uống các chất lỏng bằng ống hút hoặc khạc nhổ liên tục.
- Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng như đau buốt, chảy máu hay sưng tấy thì cần đi khám nha khoa ngay lập tức.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những thông tin liên quan đến việc nhổ răng hàm dưới. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn những nguy hiểm có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Từ đó có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả nhất.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....