Nước tiểu có màu vàng sẫm

Nước tiểu có màu vàng sẫm là dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể thiếu nước và nhịn tiểu quá lâu. Bạn cần theo dõi màu sắc của nước tiểu. Nếu đã tăng lượng nước uống mỗi ngày nhưng nước tiểu vẫn không có màu vàng chanh bình thường thì đây có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy.

Nước tiểu có màu vàng sẫm có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy - Ảnh minh họa: Internet

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ giải thích, nguyên nhân là khối u chèn ép khiến mật không thể thực hiện chức năng bài tiết, dẫn đến nồng độ bilirubin trong máu tăng lên làm nước tiểu có màu vàng nâu.

Ngứa khắp người

Ngứa da khắp người là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh vàng da và ung thư tuyến tụy. Khi bilirubin tích tụ trong da, nó có thể khiến da bị ngứa sau đó chuyển sang màu vàng.

Ngứa da khắp người là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh vàng da và ung thư tuyến tụy - Ảnh minh họa: Internet

Tiến sĩ Anton Bilchik khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe nếu không tìm ra các nguyên nhân khiến da bị ngứa như: Côn trùng cắn, dị ứng thực phẩm, kem dưỡng da không phù hợp.

Phân có màu sắc lạ

Phân có màu sắc lạ là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh về đường ruột và ung thư tuyến tụy.

Phân có màu sắc lạ cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan, nhiễm trùng đường tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Các bilirubin trong hồng cầu được bài tiết qua ruột, đi đến đại tràng và làm phân có màu nẫu sẫm đặc trưng. Khối u phát triển sẽ chặn mật thực hiện chức năng loại bỏ bilirubin, khiến chất thải này vẫn còn trong cơ thể thay vì đi ra ngoài qua phân.

Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh gan, nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, hãy đi khám bác sĩ ngay nếu thấy phân liên tục có sự khác thường.

Đau bụng thường xuyên

Đau bụng là vấn đề nhiều người mắc phải, đặc biệt ở những người có vấn đề về dạ dày và ăn uống không điều độ.

Những cơn đau bụng dai dẳng cũng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy - Ảnh minh họa: Internet

Giáo sư Anton Bilchik cho rằng những cơn đau bụng này cũng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy. Nguyên nhân là tuyến tụy nằm ở phía sau dạ dày, một khối u ở đó có thể khiến bạn đau liên tục, bất kể bạn ăn gì và dễ dàng nhầm lẫn là đau dạ dày.

Mệt mỏi trong thời gian dài

Khi cảm thấy mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần mà không xuất phát từ bệnh cúm, mất ngủ,… bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân - Ảnh minh họa: Internet

Ông Anton Bilchik cho biết: “Một khi các triệu chứng trên đã rõ ràng, sức khỏe và thể lực của bạn có thể rất kém. Khi cảm thấy mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần mà không xuất phát từ bệnh cúm, mất ngủ,… bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân".

Nguồn: https://www.womenshealthmag.com/health/a19995049/pancreatic-cancer-symptoms/