Nỗi sợ của nhiều người khi làm lông vịt là lớp lông măng tua tủa rất mất thời gian, dưới đây là 3 bước làm thịt vịt thần thánh để các bà nội trợ tham khảo.

Cách làm vịt không có lông con

- Bước 1: Nhúng toàn bộ con vịt vào chậu nước lạnh. Cần nhúng toàn bộ từ cổ đến phần sau để cho nước phủ khắp thân và da vịt. Tiếp đó, cho thêm chút giấm hoặc rượu trắng hoặc bã trà xanh lên trên cơ thể vịt, khoảng 10 phút sau thì có thể nhúng toàn thân vịt vào nước ấm để dễ làm lông hơn.

- Bước 2: Sai lầm của các chị em nội trợ là nhúng vịt vào nước sôi nóng sau khi cắt tiết, chúng sẽ làm cho lông bị giữ chặt trong nang lông rất khó để làm lông. Vì vậy cần sử dụng nước sôi ở mức nóng từ 40 – 50 độ C sẽ dễ nhổ lông măng hơn, nếu nhúng vào nước 100 độ C sẽ làm cho lỗ chân lông của vịt co lại làm cho lông khó nhổ. Khi nhúng không nên để quá lâu, vài phút sau bạn cảm thấy đã đủ dễ dàng để nhổ là được.

- Bước 3: Trong khi nhổ phải miết tay xuống sát da, xuôi theo chiều của lông mọc để loại bỏ toàn bộ phần lông chồi. Cẩn thận và kỹ càng hơn, sau khi đã nhổ lớp lông dài bên ngoài, bạn nên để vịt vào trong một chậu nước đầy. Các lông măng nhỏ li ti sẽ nở ra giúp bạn nhổ sạch hơn. Theo kinh nghiệm dân gian thì nên cho một thìa vôi bột và một nắm lá khế chua để tạo thành một hỗn hợp giúp tách phần lông ra khỏi da vịt nhanh chóng hơn.

Cách chọn vịt để làm lông không có lông con

Ngoài cách làm thịt vịt được bật mí ở trên thì một khâu quan trọng để giảm tải khó khăn trong khi vặt lông là lựa chọn vịt khi mua. 5 mẹo chọn thịt vịt dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

- Mẹo 1: Chọn vịt đã trưởng thành, béo, da cổ và da bụng dày, ức tròn, mọc đủ hết lông cánh (cánh đan chéo vào nhau). Mỏ to, cứng và vàng.

- Mẹo 2: Những con vịt trưởng thành sẽ giúp bạn vặt lông nhanh hơn. Nếu mua phải vịt non thì thịt sẽ nhão, nhiều mỡ, rất nhiều lông tơ, khó nhổ sạch, rất mất thời gian.

- Mẹo 3: Những con vịt già thịt sẽ chắc, dày dặn, ăn ngọt và ngon hơn.

- Mẹo 4: Bạn cũng có thể mua vịt đã đẻ rồi, loại này thì lông đương nhiên đã đầy đủ, dễ nhổ. Chúng có dặc điểm là bụng dưới hơi xệ xuống. Loại này thịt cũng khá thơm, ngon.

- Mẹo 5: Nên chọn con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.

Sau khi làm lông thì khử mùi hôi của vịt là bước quan trọng để có món ăn thơm ngon

Sau cùng, để món vịt trở nên thơm ngon hơn khi chế biến thì bí quyết khử mùi hôi của vịt cũng là một điểm cần lưu ý.

Để khử mùi hôi cho thịt vịt thì chà xát gừng giã nhuyễn và rượu sẽ giúp đánh bay mùi hôi đó ngay tức khắc. Nhưng nếu trong nhà bạn không có sẵn 2 thứ này thì muối và giấm là lựa chọn hàng đầu. Hãy hòa một lượng vừa đủ 2 thứ này với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần thì mùi hôi sẽ không còn. Một số trường hợp có thể dùng chanh để thay thế.

Menu đa dạng từ thịt vịt sẽ thơm lừng nếu bạn biết cách làm vịt không có lông con

Lúc này, vịt đã sẵn sàng lên nồi, bạn hãy chuẩn bị nguyên liệu để chế biến ra các món vịt thơm ngon chiêu đãi cả nhà, thịt vịt đa dạng với nhiều món ngon hấp dẫn như là vịt om sấu, vịt xào gừng, bún vịt măng tươi, vịt kho sả, vịt nấu chao, vịt hầm bia… đảm bảo cả nhà sẽ gắp không ngừng đũa.