Những cách dùng đông trùng hạ thảo giúp cơ thể 'bổ trăm bề'
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo xuất phát từ một loại nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh trên một loại sâu có tên là Thitarodes.
Vào mùa đông, loại nấm này ký sinh vào các ấu trùng non và ăn hết các chất dinh dưỡng của ấu trùng non. Sau đó, nấm tiếp tục phát triển và ăn hết các chất dinh dưỡng trong con sâu. Đợi đến thời điểm thích hợp, thường là mùa hè ấm áp, loài nấm này phát triển, mọc lên khỏi mặt đất với hình dạng cây thảo.
Như vậy, sự phát triển này trải qua 2 giai đoạn:
Mùa đông: Loại nấm này sống dưới mặt đất, ký sinh trong một con trùng.
Mùa hè: Cây nấm phát triển nhô lên khỏi mặt đất.
Cho nên người ta gọi là đông trùng hạ thảo và loại này thường phát triển trên những dãy núi cao như Himalaya… Đông trùng hạ thảo tự nhiên hiện nay được thu hoạch với số lượng rất hạn chế.
Đông trùng hạ thảo trong Đông y
Trong Y học cổ truyền, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, vào kinh phế thận. Đông trùng hạ thảo phát triển trong mùa đông nên được thừa hưởng tính âm. Nhưng vào hạ, loại nấm này phát triển lên mặt đất nên tiếp nhận dương khí trong trời đất. Do đó tác dụng của đông trùng hạ thảo cũng gồm 2 phần, một bổ âm một bổ dương.
Bổ âm: Chủ yếu là bổ phế âm gồm nóng trong người, ho kéo dài, kể cả những trường hợp ho ra máu, hư lao, mệt mỏi. Và một trạng thái mà theo Y học cổ truyền là khí suy, nghĩa là con người mệt mỏi, không muốn làm việc, lười suy nghĩ...
Bổ mạch môn hòa bổ thận: Tăng cường sinh lực, hỗ trợ trong điều trị những trường hợp như suy giảm về mặt sinh dục, rối loạn cương dương, chậm có con...
Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn có tác dụng cầm máu trong trường hợp ho kéo dài.
Tuy nhiên, một tác dụng của đông trùng hạ thảo dễ bị nhầm lẫn là "bổ hư lao". Hư lao ở đây đồng nghĩa với suy nhược cơ thể (ăn uống kém, sụt cân, người mệt mỏi…), không phải hư lao là chữa bệnh lao phổi. Khi có lao phổi, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được điều trị theo đúng phác đồ.
Cách dùng đông trùng hạ thảo
Liều lượng
Theo Dược điển Trung Quốc 2010, liều dùng đông trùng hạ thảo là 3 - 9gam/ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng thực tế, mục đích để nâng sức đề kháng, chống suy nhược mạn tính, theo chỉ định của bác sĩ, liều dùng là từ 3 - 4gam/ngày.
Đối với trường hợp bệnh nhân bị suy gan, liều sử dụng thấp hơn, 2 - 3gam/ngày.
Trường hợp muốn nâng cao chức năng tình dục, kể cả giảm ham muốn tình dục ở cả nam lẫn nữ hoặc những trường hợp có bệnh lý suy giảm chức năng thận hay giảm thời gian quan hệ, đau khi quan hệ..., nhanh xuất tinh, liệt dương, liều dùng từ 3 - 6gam.
Rất ít trường hợp sử dụng đến 9gam. Vì sử dụng đến liều tối đa nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng
Theo kinh nghiệm, có hai cách dùng đông trùng hạ thảo theo Y học cổ truyền mà người dân có thể áp dụng được:
Hầm hoặc tần: Sử dụng một con gà ác hoặc gà nhỏm mổ bụng. Cho 3 - 6gam đông trùng hạ thảo vào. Có thể cho thêm hạt sen. Hầm (hoặc chưng cách thủy, tần) từ 3 - 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, chúng ta có thể sử dụng toàn phần.
Trong trường hợp khó sử dụng, có thể sử dụng nước hầm. Cách này có thể dùng dài ngày góp phần nâng cao sức khỏe.
Trường hợp ho kéo dài, nóng trong người, mệt mỏi, sốt về chiều, người ta có thể sử dụng thành một bài thuốc gồm: Đông trùng hạ thảo (3 - 4,5gam), khoản đông hoa (4gam), tang bạch bì (4gam), cam thảo bắc (2gam) kèm theo bạc hà... sắc uống.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...