Bạn chưa có thai, nhưng đã sẵn sàng để đón nhận một sinh linh bé bỏng. Việc chuẩn bị để có cơ thể khỏe mạnh nhất sẽ giúp kì mang thai và sinh nở của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Dưới đây là những việc bạn nên làm.

Chuẩn bị đầy đủ trước khi mang thai sẽ gúp bạn yên tâm hơn - Ảnh minh họa: Internet

Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

1. Khám sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là sức khỏe sinh sản sẽ giúp bạn phát hiện bệnh cũng như tầm soát được vấn đề sức khỏe của mình. Bởi có những căn bệnh như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tử cung ngăn đôi… có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của bạn hoặc khiến quá trình mang thai của bạn nhiều rủi ro hơn.

2. Kiểm tra bệnh răng miệng

Có mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và thai kỳ, chúng tỷ lệ thuận với nhau. Răng miệng bạn tốt đồng nghĩa bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Ngược lại, bệnh răng miệng có liên quan đến nguy cơ sinh non và nhẹ cân. Vì vậy, bây giờ là thời gian thích hợp để bạn đi gặp bác sĩ nha khoa.

3. Từ bỏ uống rượu và hút thuốc

Bạn có thể đã biết rằng việc uống rượu và hút thuốc trong khi mang thai không bao giờ là tốt. Chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé và có thể gây ra các vấn đề cho em bé khi ra đời.

Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên từ bỏ rượu bia và các chất kích thích - Ảnh minh họa: Internet

Không chỉ vậy, uống rượu và hút thuốc có thể khiến việc đậu thai của bạn trở nên khó khăn hơn, đồng thời làm tăng khả năng sảy thai của bạn. Hãy từ bỏ những thói quen này ngay từ bây giờ.

4. Giảm bớt caffeine

Uống cà phê là một thói quen rất thường gặp trong xã hội ngày nay. Có rất nhiều phụ nữ chọn thức uống này như một giải pháp cho stress hoặc công việc. Tuy nhiên uống nhiều hơn 2 tách cà phê hoặc 5 lon soda một ngày ( khoảng 250mg caffeine) có thể khiến bạn khó thụ thai và tỉ lệ sảy thai cũng cao hơn bình thường.

5. Chế độ ăn hợp lý

Theo WebMD, bạn nên cắt giảm bớt những thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Hãy chắc chắn rằng bạn có một chế độ ăn đầy đủ trái cây, rau củ, ngũ cốc và protein mỗi ngày.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn tăng cân vừa phải, đồng thời tránh được bệnh đái tháo đường thai kỳ và tiền sản giật - hai loại bệnh có thể gặp ở phụ nữ mang thai.

6. Tiêm vacxin phòng bệnh

Tiêm xắc xin trước khi mang thai sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Một số bệnh nếu mắc phải khi mang thai sẽ mang đến nhiều rủi ro cho em bé của bạn như sởi, rubella. Chúng có thể khiến em bé của bạn bị dị tật hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, bạn nên lên kế hoạch để tiêm những loại vacxin này trước khi quyết định mang thai. Hãy hỏi bác sĩ về thời gian mang thai thích hợp sau khi tiêm vacxin. Ví dụ như bạn nên có thai sau 3 tháng tiêm vacxin sởi, quai bị, rubella.

7. Những loại thuốc bạn từng sử dụng

Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn dùng – theo toa, không kê đơn, thậm chí là vitamin và thảo dược. Một số trong số thuốc đó có thể ảnh hưởng đến em bé của bạn.

8. Chú ý đến việc ăn cá

Có lẽ bạn đã nghe nói về việc hãy tránh xa những con cá có hàm lượng thủy ngân cao khi bạn đang mang thai. Nhưng bạn có biết, cơ thể bạn sẽ mất khoảng 1 năm để loại bỏ yếu tố đó ra khỏi máu.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên hạn chế những loại cá chứa nhiều thủy ngân - Ảnh minh họa: Internet

Ăn cá 2 lần một tuần là khá ổn, nhưng bạn nên tạm chia tay những loại cá có nhiều thủy ngân như cá thu, cá mập, cá đầu vuông… Còn cá hồi, cá rô phi, cá cơm... nên có trong thực đơn của bạn.

9. Tập thể dục

Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, săn chắc mà còn giúp bạn có đủ sức khỏe để trải qua cơn chuyển dạ và sinh con. Hiện nay có rất nhiều lớp yoga, lớp dạy bơi cho các bà mẹ tương lai.

Thực hiện những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần và thể chất trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.