Nhổ răng quá sớm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của trẻ
Bệnh sâu răng ở trẻ em là một bệnh lý khá phổ biến và có tỷ lệ cao ở những nước đang phát triển hoặc trẻ em có điều kiện sống kém phát triển...
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
- Nguyên nhân dẫn đến sâu răng ở trẻ là do men răng có nhiều lỗ hỏng do khiếm khuyết canxi. Vì khi mang thai, người mẹ ăn uống thiếu canxi cho nên dẫn đến men răng sữa của bé không chắc chắn.
- Do vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và tinh bột, sau một thời gian thì các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành axit ăn mòn men răng tạo thành những lỗ sâu.
Vì vậy những bé bú bình hay uống nước ngọt, ngậm kẹo, ăn bánh... mà không súc miệng bằng nước sạch cũng là nguyên nhân gây sâu răng.
- Vi khuẩn, axit, mùn thức ăn dính trên bề mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng, được gọi là màng bám răng. Màng này rất dính, không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi, viêm quanh răng.
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém.
- Chế độ ăn nhiều đường hay carbonhydrat.
- Trẻ hay ăn vặt (ăn giữa các bữa chính trong ngày). Lúc này răng có ít thời gian hơn để phục hồi sau một đợt tấn công của axit trong thức ăn.
Triệu chứng sâu răng ở trẻ
Ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng, lúc này trẻ chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau bạn sẽ nhìn thấy lỗ sâu, nếu bạn dùng que lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, đáy lỗ sâu sẽ rộng hơn miệng lỗ sâu.
Các biện pháp phòng bệnh sâu răng ở trẻ em
- Với trẻ chưa mọc răng, sau trẻ ăn xong cần làm sạch miệng cho trẻ bằng cách: Dùng miếng gạc hoặc khăn bông có nhúng nước muối để lau nướu (lợi) của bé, giúp loại bỏ mảng bám.
- Khi răng của trẻ bắt đầu nhú lên, cần sử dụng bàn chải đánh răng trẻ em phù hợp và chải nhẹ nhàng để làm sạch.
- Nên sử dụng các loại kem đánh răng trẻ em có chứa fluoride phù hợp với từng độ tuổi. Fluoride có tác dụng bảo vệ răng và phòng ngừa sâu răng rất tốt.
- Cha mẹ cần hướng dẫn, giúp trẻ chải răng thất sạch 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút; xây dựng cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng.
- Khuyến khích trẻ uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng; không nên uống quá nhiều các loại nước ngọt, nước uống có ga…
- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện, hỗ trợ điều trị sâu răng cũng như các bệnh răng miệng nếu có.
- Với các trẻ còn nhỏ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại vi khuẩn gây sâu răng từ miệng người lớn bằng cách: Không liếm thìa, nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn…
- Cắt giảm lượng thức uống có đường cũng như đồ ăn nhiều tinh bột.
- Sử dụng sealant nha khoa (một lớp phủ mỏng bằng nhựa mỏng được bôi lên mặt nhai của răng hàm).
- Sử dụng kem đánh răng giúp làm sạch mảng bám và chống sâu răng.
- Đừng quên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Việc làm sạch những khu vực khó tiếp cận như kẽ răng, nơi hay dính thức ăn và tích tụ vi khuẩn, là hết sức quan trọng
Áp dụng tất cả những biện pháp trên, cộng với việc đi kiểm tra răng thường xuyên sẽ giúp răng trẻ luôn chắc khỏe và không bị sâu.
Cách điều trị khi trẻ đã bị sâu răng
Để răng được chắc khỏe thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị.
Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển.
Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.
Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, không nên vội vàng nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó.
Răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây ảnh hưởng tới khung xương hàm và mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc, mà ảnh hưởng nhiều nhất là trên răng hàm vĩnh viễn số 6, làm răng số 6 mọc về phía trước và chèn vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.
Biện pháp điều trị tốt nhất là bảo tồn, giữ lại tới tuổi thay răng khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Cha mẹ hãy tham khảo kĩ ý kiến của Nha sĩ để có biện pháp điều trị tránh gây đau cho bé, đồng thời hạn chế các nguy cơ có hại sau này.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...