Nhiều trẻ bị nháy mắt, cơ mặt giật vì ‘nghiện’ tivi và điện thoại, bác sĩ khuyến cáo thế nào?
Tivi, điện thoại, ipad - trợ thủ đắc lực giúp bố mẹ... trông con
Chị Hoa Lê (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, mấy hôm nay trong nhóm phụ huynh của lớp có thông tin cảnh báo về việc nhiều phụ huynh phải cho con đi khám vì con thường có các biểu hiện như nháy mắt và nheo mắt liên tục, cơ mặt giật...
Một số phụ huynh sau khi cho con đến bệnh viện kiểm tra thì "giật mình" bởi nguyên nhân của các biểu hiện này là từ việc con xem điện thoại và tivi quá nhiều. Các bác sĩ cho biết đó là các biểu hiện của trẻ bị hội chứng Tic.
Chị Lê cho biết: "Phụ huynh của lớp con tôi chia sẻ rằng mới đầu thấy mắt con cứ nháy nháy, hàm giật giật lại cứ tưởng con đùa và đã quát tháo con vì sợ sẽ thành thói quen. Nhưng càng quát thì các biểu hiện đó lại tồi tệ hơn".
Theo chị Lê, qua trao đổi trong nhóm lớp thì nhiều phụ huynh cho biết iPad, điện thoại, tivi nhiều khi là những công cụ giúp bố mẹ… trông con. "Bản thân tôi cũng chọn cách "giao phó" con mình cho tivi và điện thoại thông minh để làm việc vì thời gian thì hạn hẹp mà công việc ngày càng nhiều. Cứ bật tivi cho con xem hoặc "quẳng" cho con cái điện thoại thì chúng có thể ngồi yên vài tiếng đồng hồ và mình thì yên tâm làm việc".
Tại TP. Hồ Chí Minh, thời gian gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) cũng tiếp nhận nhiều trẻ đến khám và điều trị với các biểu hiện như nheo mắt, lắc đầu liên tục không kiểm soát được, tay chân bị giật... do mắc phải hội chứng Tic. Qua khảo sát, hầu hết những trẻ mắc hội chứng này đều có thời gian xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều.
Cách nào giúp trẻ "cai nghiện" ti vi, điện thoại?
BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, trẻ xem điện thoại thông tinh, tivi nhiều sẽ có biểu hiện nháy mắt và giật cơ hàm, nhíu mũi. Ngoài ra, trẻ cũng vô thức phát ra các âm thanh như âm hèm trong họng, hít mũi, gằn giọng. Đây là dấu hiệu điển hình của hội chứng Tic.
Theo BSCKII. Nguyễn Minh Tiến, để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản nhất là phụ huynh phải khéo léo giúp trẻ rời xa chiếc smartphone hay máy tính bảng. Nếu trẻ đã thuộc dạng nghiện, mỗi ngày chơi nhiều giờ, khóc la, tỏ ra hung bạo khi bị lấy mất thiết bị thì phụ huynh nên giảm từ từ.
Với những bé chưa nghiện điện thoại, chỉ cần vài ngày giảm bớt thời gian là bé có thể từ bỏ được ngay. Còn với bé đã nghiện thiết bị công nghệ, các em sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc thay đổi thói quen này.
Cách tốt nhất để giúp bé "cai nghiện" là phụ huynh cắt giảm thời gian cho trẻ dùng điện thoại. Nếu trước đây, mỗi ngày bé chơi điện thoại suốt 2 giờ, bạn hãy cố giảm dần xuống còn một giờ. Tuần sau lại tiếp tục giảm nhiều hơn nữa. Các bậc cha mẹ không nhất thiết phải ép trẻ tránh xa điện thoại hoàn toàn nhưng hạn chế càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, phụ huynh phải có phương án thay thế thiết bị công nghệ cho bé như đồ chơi phát triển trí tuệ, môn thể thao, trò vận động ngoài trời... Nếu duy trì thói quen này, sau một thời gian, tình trạng máy giật mắt, cơ hàm của bé sẽ từ từ giảm và hết hoàn toàn.
BS. Tiến khuyến cáo, nếu phụ huynh đã điều chỉnh và cân bằng thời gian dùng smartphone của trẻ nhưng tình trạng nháy mắt và giật cơ hàm không thuyên giảm, kéo dài hoặc nặng thêm, phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám tình trạng bệnh.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...