Nhân sâm - bài thuốc chữa yếu sinh lý từ nghìn xưa
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhân sâm là cây sống lâu năm, cao chừng 0.6 m, rễ mẫm thành củ to, được coi một trong bốn loại thuốc quý Sâm – Nhung – Quế – Phụ của Đông y từ hàng ngàn năm trước.
Từ xa xưa, nhân sâm đã có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phục vụ cho hoàng tộc các nước phương Đông. Nhân sâm có nhiều loại, gồm 3 loại chính là nhân sâm tươi, hồng sâm và bạch sâm.
Sâm tươi ở dạng tươi, giữ nguyên trạng thái sau khi thu hoạch. Hồng sâm là sâm tươi đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là hồng sâm.
Trong quá trình chưng hấp, hồng sâm sản sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm. Sâm tươi sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên đến khi vỏ sâm có màu trắng sữa thì được gọi là bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài.
Lương y Sáng cho biết, sâm có vị ngọt, tính hơi lạnh, công năng bổ khí, ích huyết, định thần, ích trí, tốt cho người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, sinh dục kém, tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể và đặc biệt tốt cho các nội tạng.
Nhân sâm lại có đặc tính chống căng thẳng, giảm bớt lo lắng, cải thiện tâm trạng, cải thiện hoạt động của tuyến thượng thận, giúp tuyến này được thư giãn hơn và mang lại những tác động tích cực trong quan hệ tình dục.
Trong nhân sâm có tới gần 30 hoạt chất saponin khác nhau, được coi là thảo dược trong các loại thảo dược, tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và sinh lý nam giới nói riêng.
Đây còn là phương thuốc thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, nhờ đó mà duy trì được tình trạng cương dương lâu hơn. Thành phần nhân sâm còn có chứa nhiều ginsenoside giúp cải thiện và tăng đáng kể hàm lượng testosterone ở nam giới, làm tăng cảm giác hưng phấn.
Ở Việt Nam có sâm Ngọc Linh được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh. Các nhà nghiên cứu đánh giá sâm Ngọc Linh là loại sâm tốt nhất thế giới hiện nay, có tới 52 saponin, một thành phần quan trọng chứa nhiều dưỡng chất. Trong khi đó, sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật Bản chỉ có 26 saponin.
Nhiều nghiên cứu từ Hàn Quốc đã chứng minh nam giới bị rối loạn cương có thể cải thiện chuyện chăn gối chỉ sau vài tuần uống thuốc làm từ nhân sâm. Họ khảo sát trên 119 người đàn ông, được chẩn đoán rối loạn cương từ mức nhẹ đến trung bình.
Những người này được chia làm 2 nhóm, một nửa dùng mỗi ngày 4 viên thuốc chứa chiết xuất từ quả của cây nhân sâm, nửa còn lại uống thuốc giả dược. Kết quả nhóm dùng nhân sâm cải thiện tới 42% tình trạng rối loạn chức năng cương dương với các tiêu chí như cải thiện về độ cương cứng, khả năng thâm nhập và duy trì sự cương cứng chỉ sau 8 tuần sử dụng.
Lương y Sáng cho biết, rượu nhân sâm hay còn gọi là độc sâm tửu, là một loại thức uống rất được nam giới ưa chuộng. Rượu có tính nóng, vị cay, đắng, ngọt rất dễ uống, thích hợp sử dụng cho những người suy nhược cơ thể, thể trạng yếu, yếu sinh lý.
Ngoài ra nhân sâm cũng được sử dụng để pha trà uống hàng ngày thay nước, sau khi pha xong có thể ăn được cả bã, tốt cho sức khỏe tổng thể.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”