Nhân ngày phát lương bàn chuyện đàn ông nộp hết tiền cho vợ
"Cuộc chiến" đòi chồng cống nạp lương
Những ngày cuối cùng của tháng là dịp để hai giới tiếp tục mang câu chuyện “lương của chồng của nên giao hết cho vợ quản lý hay không?” ra mổ xẻ, tranh cãi để giành phần thắng về mình.
Và lúc nào cũng thế, với lý lẽ sắc bén kèm với những bài viết hô hào rao giảng ngán đến tận cổ xuất hiện với tần suất dày đặt tỉ lệ thuận với các cuộc kêu gọi bình quyền đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử loài người, thì phần thắng có vẻ nghiêng về phía chị em.
Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, lương tháng của chồng tất nhiên phải giao hết cho vợ quản lý, chi tiêu sinh hoạt.
Đàn ông không giỏi tiết kiệm, chỉ nên lo việc đại sự, còn “tiểu sự” trong nhà để đàn bà lo, mà muốn lo phải đưa cho họ tất cả lương.
Phụ nữ nhạy cảm, tinh tế với tiền, biết cái gì nên và không nên trong việc thu chi, vì thế, đàn ông ấy mà, có lương phải “cống nạp” hết cho vợ.
Đưa hết lương cho vợ là biểu hiện của một người đàn ông tin tưởng vợ, tôn trọng vợ.
Có tiền trong người, đàn ông dễ “hỏng”, cho nên để đề phòng, tốt nhất cứ đưa hết lương cho vợ.
Trên là hàng loạt các lý do phổ biến được kha khá phụ nữ đưa ra để tranh giành quyền được quản lý toàn bộ lương tháng của chồng. Thoạt nghe có vẻ cũng hợp lý đấy, thú vị và đầy nhân văn đấy, nhưng xem kỹ mới thấy không đúng.
Trên đời này không có thứ gì đáng sợ hơn định kiến
Thật mâu thuẫn làm sao, vào dịp lễ Tết, “chi hội các bà vợ” trên cả nước cứ kêu ca chồng chả giúp ích gì được cho mình, chỉ biết chè chén xong lăn ra ngủ, tất cả mọi việc trong nhà một tay mình “cân tất”. Vậy mà đến những ngày cuối tháng, lại mang bài ca “anh chỉ việc lo đại sự, đưa hết lương tháng đây, chuyện trong nhà để hết cho em”.
Đấy, để hết cho lo đấy, tiền cũng nắm cả mà đòi thêm cái gì? Lúc đó chồng quay sang bảo “em bảo anh chỉ lo đại sự cơ mà, nên chuyện vặt trong nhà anh đâu có quan tâm” - có phải chết không?
Muốn xóa bỏ định kiến, đồng thời cũng muốn giữ định kiến “đàn bà chỉ lo việc nhà, đàn ông ra ngoài kiếm tiền”, thật thương cho các ông chồng và cả các bà vợ vì như thế chả khác nào “dẫn lửa tự thiêu mình”.
Chị em ạ, trên đời này không có thứ gì đáng sợ hơn định kiến đâu, muốn giải quyết nó để đi tìm sự công bằng cho chính mình, hãy thôi vô lý trong việc quy định vai trò của chồng phải như thế này thế nọ đi, nhỏ nhất là cái chuyện lương chồng thuộc về ai. Đã đóng khung đàn ông thì đừng trách tại sao lại bị đàn ông đóng khung lại mình.
Ai nói trên đời này, phụ nữ đều giỏi chi tiêu tiết kiệm? Khối người vợ hoang phí, ở nhà rủng rỉnh tiền lại bắt đầu lao vào các trò cờ bạc đến mức ôm nợ kia kìa. Ai nói chồng đưa hết lương cho vợ là tôn trọng vợ? Khối ông xem chẳng khác nào quản gia kia kìa.
Ai nói chồng đưa hết lương cho vợ sẽ không giở thói sinh hư? Đã hư trong tư tưởng thì có trăm đường để qua mặt (và nghịch lý là càng bị kiểm soát vấn đề tiền nong, đàn ông càng muốn lập quỹ đen quỹ đỏ).
Câu chuyện về một cầu thủ giàu có, bỗng chốt trắng tay vì quá... tin tưởng vợ
Chẳng nói đâu xa, câu chuyện của cựu ngôi sao Arsenal - Emmanuel Eboue là một ví dụ điển hình cho việc: Không phải cứ gửi hết lương cho vợ thì cái kết có hậu sẽ đến với mình!
Emmanuel Eboue vốn từng là cái tên lọt top 5 cầu thủ giàu có nhất Bờ Biển Ngà khi chơi bóng tại Anh. Tuy nhiên, vì quá tin tưởng nên anh đã giao hết mọi nguồn thu nhập của mình cho người vợ thân yêu (lên đến 7 triệu euro, tương đương 183 tỷ đồng) với lý do: Không giỏi quản lý tài chíh, gửi tiền để vợ tiết kiệm và nuôi nấng 3 đứa con.
Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...
Hãy cùng xem bạn có hay không nhé.
6 bí quyết của phụ nữ khiến đàn ông thương nhớ khôn nguôi, ngày đêm thao thức
Chỉ cần biết qua 6 “chiêu trò” này, phụ nữ liền gieo thương nhớ vào tâm trí của đàn ông,...
Phúc đức tại mẫu, phụ nữ 'giữ mình' với 3 điều không quản, những việc không giúp
"Phúc đức tại mẫu", phụ nữ thông minh luôn sống với quy tắc này để bảo toàn phúc đức cả...
Hành động vô thức của đàn ông khi hôn chứng tỏ anh ấy cực kì nâng niu và quý trọng...
Nụ hôn của đàn ông có thể chứa đựng sự giả dối hời hợt, cũng có thể nói lên tình...