Nhãn giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng trí nhớ
Nhãn là trái ngon, còn là vị thuốc quý với tên gọi là long nhãn. Loại nhãn có cùi dày, chế biến làm long nhãn chất lượng mới tốt. Long nhãn là vị thuốc quý Đông y thường dùng trong nước và dùng xuất khẩu.
Nói chung, các loại nhãn khi đến mùa chín chủ yếu dùng ăn tươi, làm sinh tố hoặc sấy khô, nấu chè, làm nhân bánh hoặc phối hợp vị thuốc khác như hạt sen, ý dĩ, tiềm với gà, chim ăn đều ngon.
Theo y học cổ truyền, long nhãn có vị ngọt, tính bình. Tác dụng bổ tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần, ích khí. Chữa tâm tỳ hư, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, hay quên. Theo sách Nam Dược thần hiệu có ghi “Nhãn (quả nhãn) vị ngọt khí ấm, tính bình không độc, trấn tĩnh an thần làm tăng trí nhớ, trừ trùng lao, bổ ích tâm tỳ, thêm tuổi thọ”. Tính giá trị dinh dưỡng trong 100g cùi nhãn có 86,3g nước; 0,9g protit 11g gluxit; 1g xenluloza; muối khoáng (21mg canxi 12mg phosphor) và vitamin C (5,8mg)... đều là dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể. Sau đây là một số món ăn thuốc từ quả nhãn:
Chữa thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, hay quên: long nhãn, hạt sen, đậu xanh nấu chè ăn thường xuyên.
Chữa tâm tỳ hư, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, bồi bổ cho người mới ốm dậy: dùng bài “Quy tỳ thang”: long nhãn 12g, nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục thần 14g, đương quy 16g, hoàng kỳ 12g táo nhân 10g, viễn chí 12g, mộc hương 6g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả.
Chữa các chứng hư nhược: cam thảo, đan sâm, hoàng kỳ, long nhãn, mạch môn, nhân sâm, phục thần, sài hồ, thăng ma, viễn chí. Sắc uống.
Chữa suy nhược, mất ngủ, ngủ không yên giấc:
Bài 1: hoa bưởi 2g, lạc tiên 8g, long nhãn 8g, tim sen 4g. Sắc uống.
Bài 2: nhãn 10g, cam thảo 4g, đại táo 10g, hoài sơn 8g, lá vông 20g, liên nhục 10g, táo nhân 10g.
Chữa các triệu chứng kém ăn, mất ngủ, mồ hôi trộm, mệt nhọc: cao ban long 40g, long nhãn 50g. Sắc long nhãn với nước. Thái nhỏ cao ban long cho vào nước sắc long nhãn. Đun nóng để hòa tan, để nguội, thái thành từng miếng mỏng. Trước khi đi ngủ tối và sáng sớm uống mỗi lần 10g cao này.
Chữa tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng: bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kị: Không dùng nhiều cho người mụn nhọt, mẩn ngứa, người nóng, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”