Nguyên tắc cần nhớ của người bệnh sống chung với suy tim
Khoảng 1-2% dân số trên toàn thế giới sống chung với bệnh suy tim. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 600.000 đến 1,4 triệu bệnh nhân suy tim.
Người bệnh suy tim thường gặp các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chân,… ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng, bệnh nhân cần phải nhập viện, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù suy tim là bệnh lý mạn tính nặng nhưng tuân thủ điều trị cùng lối sống lành mạnh, tích cực có thể làm giảm triệu chứng. Từ đó, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ và tăng chất lượng cuộc sống.
Suy tim là một bệnh lý mạn tính, tiến triển, trong đó cơ tim không đủ khả năng bơm máu để cung cấp máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Khi hoạt động thể lực (như leo cầu thang, đi bộ nhanh), nhu cầu oxy cho cơ tăng cao, tim của người mắc suy tim không thể tự điều chỉnh để cung cấp lượng oxy tương ứng, gây ra các triệu chứng suy tim.
Dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Khó thở, đặc biệt xảy ra khi gắng sức, khi ngủ, đòi hỏi bạn phải kê cao gối mới dễ thở.
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
- Hồi hộp đánh trống ngực ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Phù chân, phù bụng, tiểu ít.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Khi được chẩn đoán bị suy tim, người bệnh cần giữ thái độ lạc quan. Bệnh nhân uống thuốc đúng theo chỉ định, không nên bỏ thuốc khi thấy bệnh ổn định. Ghi nhận và thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ khi uống thuốc để được điều chỉnh. Đồng thời, theo dõi cơ thể để nhận thấy những dấu hiệu cho thấy tình trạng suy tim nặng lên.
Về dinh dưỡng và lối sống, người bệnh cần nhớ và thực hiện tốt “3 cái nửa phút” và “ 3 cái nửa giờ”:
- 3 cái nửa phút: Nghĩa là, khi muốn thức dậy phải nằm thêm nửa phút; khi đã ngồi dậy phải ngồi thêm nửa phút; khi đã bỏ chân xuống giường phải chờ thêm nửa phút rồi từ từ đứng dậy đi vệ sinh.
- 3 cái nửa giờ: Nghĩa là, sáng dậy dành nửa giờ tập thể dục (tùy độ tuổi, sức lực để có bài tập phù hợp); nửa giờ buổi trưa để ngủ; nửa giờ buổi tối để đi bộ nhẹ nhàng và có giấc ngủ ngon.
Người bệnh suy tim cũng cần thực hiện tốt 16 chữ: "Thức ăn phù hợp, vận động vừa sức, bỏ thuốc (lá), bớt rượu, cân bằng tâm trạng".
Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng sau, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ: Khó thở mới xuất hiện hoặc khó thở tăng hơn so với trước; Ho mới xuất hiện hoặc ho tăng, ho ra máu; Cảm giác nặng chân, phù chân, phù mắt cá; Tăng trên 1kg/ngày hoặc trên 2kg/tuần; Tim đập nhanh bất thường.
Người nhà cần khẩn trương gọi cấp cứu 115 hoặc đến bệnh viện ngay khi người bệnh có dấu hiệu: Khó thở nhiều kể cả khi nghỉ ngơi; Đau hoặc tức nặng ngực kéo dài trên 15 phút và không giảm khi nằm nghỉ; Ngất, mất ý thức.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.