Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là hiện tượng chức năng thận đã suy giảm đáng kể khiến các khoáng chất không được tống hoàn toàn ra ngoài mà lắng đọng lại trong thận, tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ kết lại thành sỏi. Viên sỏi có kích thước nhỏ hay to lên đến vài centimet là tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nặng, nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận:
Chế độ ăn uống không hợp lý thiếu sự cân bằng giữa các chất; chẳng hạn như ăn quá ít rau xanh nhưng lại ăn nhiều thịt, cá, trong khoảng thời gian dài sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol. Bên cạnh đó, nếu trong bữa ăn hàng ngày, ăn quá mặn khiến hàm lượng muối trong cơ thể tăng cao, lâu dần sẽ hình thành nên sỏi.
Uống quá ít nước hoặc uống quá nhiều nước trong một lúc, không uống đủ lượng nướccần thiết trong một ngày (trung bình một ngày cơ thể cần 2 lít nước) dẫn đến sự lắng đọng các chất tạo thành sỏi trong cơ thể.
Đường tiểu có vấn đề làm cho nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, lâu ngày bị tích trữ, lắng đọng và tạo thành sỏi.
Do bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Vệ sinh không sạch sẽ dẫn tới vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ khiến lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể; từ đó hình thành sỏi.
Lười vận động, ăn nhiều thức ăn dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận.
Dấu hiệu nhận biết thường gặp ở người bệnh sỏi thận:
Các cơn đau dữ dội tập trung ở vùng lưng, hông là triệu chứng ban đầu của bệnh sỏi thận; người bệnh thường cảm thấy đau đồng thời kèm theo các triệu chứng buồn nôn và nôn. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ trong một thời gian dài.
Bệnh sỏi thận là bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Do đó, khi có các hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt có thể là do các viên sỏi cọ sát vào ống dẫn niệu gây cho bệnh nhân cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Các trường hợp viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu sẽ gây tổn thương ở đường tiết niệu và làm giảm khả năng co bóp khiến cho việc đi tiểu không thuận lợi. Nếu nước tiểu có mủ thì rất có thể đường tiết niệu hoặc bàng quang đã bị viêm nhiễm dẫn đến có mủ, thậm chí bệnh nhân có thể đi tiểu ra máu.
Người bệnh có thể bị sốt cao, người có cảm giác lạnh. Các cơn đau ở lưng, hông kèm theo sốt và các triệu chứng như tiểu buốt có thể là dấu hiệu bạn đã bị viêm thận – bể thận cấp rất nguy hiểm.
Ngoài ra việc đi tiểu nhiều vào ban đêm và cảm giác đau rát khi đi tiểu là tình trạng chung thường gặp phải ở những người bị sỏi thận.
Có phải phụ nữ ngực to do động chạm nhiều? Nam giới càng làm một việc này chị em càng...
Có tin đồn ngực phụ nữ có thể to hơn nhờ massage hoặc xoa bóp nhiều khi quan hệ, điều này liệu có chính xác?
Thử ăn 4 thứ được đồn tạo mùi "vùng kín", cặp uyên ương nhận được kết quả bất ngờ khi...
Mặc dù không có nghiên cứu khoa học chính xác nào khẳng định rằng ăn uống có thể làm thay đổi mùi vị của "vùng kín" nhưng điều đó vẫn không ngăn được vô số tin đồn và suy đoán, chẳng hạn ăn dứa khiến "vùng kín" thơm như trái cây còn ăn tỏi sẽ gây ra mùi vì khó chịu.
Người vợ Sài Gòn 10 năm chưa biết "lên mây" là gì, mỗi lần quan hệ đều ám ảnh nghe...
Mỗi lần gần gũi đều thấy nhạt và chẳng hề biết đến cảm giác đạt đỉnh là gì nhưng khi chồng hỏi "em khoái không", chị Oanh lại gật đầu lia lịa.
6 nguyên nhân phổ biến khiến quý ông dễ bị xuất tinh sớm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến xuất tinh sớm. Một số nam giới có thể dễ mắc bệnh này hơn do di truyền trong khi những người khác có thể do lối sống hoặc do yếu tố tâm lý. Biết được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này ở các quý ông.