Sỏi thận là gì?
Sỏi thận hay sạn thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi bị kẹt trong cuống đài thận gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, suy thận…
Triệu chứng khi bị sỏi thận
- Đau: Đau dữ dội thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu. Cũng có khi đau xuyên ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn.
Ở một số người xuất hiện cảm giác đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Tiểu máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm tiểu máu.
- Tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, tái phát nhiều lần, có thể tiểu ra sỏi.
- Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
- Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Tiểu tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
Phòng tránh sỏi thận
- Cần uống nhiều nước để lượng nước tiểu bài tiết phải trên 2 lít/ngày mới đủ lọc chất độc ra ngoài. Chỉ cần thực hiện được việc này sẽ loại bỏ được 50% các nguyên nhân dẫn đến bệnh về sỏi.
- Hãy tăng cường vận động.
- Hạn chế ăn đồ mặn và những thức ăn ôi thiu, những đồ ăn có thể tạo thành sỏi. Nên ăn các thức ăn không có nhiều yếu tố tạo thành sỏi.
Để phát hiện sớm bệnh sỏi thận và các bệnh lý khác, nên khám tổng thể ít nhất 1 lần/năm. Nhất là những người đã phát hiện có sỏi nên đi khám thường xuyên hơn tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện chuyên khoa.