Viêm tuyến nước bọt là gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt là tình trạng xảy ra khi các tuyến nước bọt bị nhiễm trùng, gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Phần lớn là viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái và viêm tuyến nước bọt mang tai. Một số trường hợp mắc bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi.

Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên với biểu hiện điển hình là sưng đau tuyến nước bọt bị viêm. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam nữ đều như nhau nhưng biến chứng gặp phải thường nhiều hơn ở nam giới.

Bệnh viêm tuyến nước bọt thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm hay nhiễm trùng tuyến nước bọt là do nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus, trực cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn E.coli hoặc do các loại virus cúm A, herpes, HIV…

Ống dẫn tuyến nước bọt bị tắc có thể do ảnh hưởng của sỏi hay khối u.

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt cao:

Người trên 65 tuổi

Người bị rối loạn ăn uống

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Bị AIDS

Mắc bệnh tiểu đường

Suy dinh dưỡng

Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh viêm tuyến nước bọt

Nếu không điều trị kịp thời, viêm tuyến nước bọt có thể dễ dẫn đến biến dạng khuôn mặt

Liên tục cảm thấy miệng khô dù uống đủ nước

Bị đau trong miệng

Hơi thở có mùi khó chịu

Cơ vùng miệng nhức mỏi khi hoạt động mạnh

Cảm thấy khó chịu khi ăn uống

Xuất hiện mủ và mùi hôi trong miệng

Đau, khó chịu ở vùng mặt

Vùng hàm dưới tai bị đỏ hoặc sưng to

Toàn thân bị sốt, nhiệt độ dao động từ 38 – 39 độ, mạch nhanh, mệt mỏi, ớn lạnh

Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm?

Câu trả lời là .

Tuy bệnh viêm tuyến nước bọt ít khi để lại biến chứng nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn tiến thành viêm tuyến nước bọt mãn tính, mủ có thể tích tụ và tạo áp xe trong tuyến nước bọt. Đồng thời, khi tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiều lần sẽ dẫn đến phì đại tăng kích thước và làm biến dạng khuôn mặt của người bệnh.

Ở nam giới, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, điếc, …

Nhiều người chủ quan, cho rằng đây là bệnh lành tính, chỉ gây tổn thương tại tuyến nước bọt. Khi thấy có các biểu hiện như hàm sưng đỏ, miệng đau thì nghĩ rằng đây là triệu chứng của bệnh quai bị và tự điều trị bằng việc đắp các loại thuốc nam, các thuốc đông y. Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm vì có thể vô sinh nếu là do quai bị mà không được điều trị đúng cách.

Trong trường hợp bị viêm tuyến nước bọt có thể bị biến dạng khuôn mặt, đặc biệt là ở trẻ em.

Cách điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt?

Viêm tuyến nước bọt là bệnh lành tính và hoàn toàn có thể tự khỏi nếu người bệnh biết cách điều trị, luôn giữ cho khoang miệng sạch sẽ.

Với từng mức độ, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ có phương pháp điều trị tương ứng. Thông thường, thuốc điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai bị sưng, có mủ đó là thuốc kháng sinh. Với mức độ bệnh nặng, có áp-xe trong miệng, sẽ áp dụng cách dùng máy hút khí để làm sạch khoang miệng.

Khi bệnh đã ở mức nhiễm trùng mãn tính hoặc thường xuyên tái phát, người bệnh có thể phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Nên kết hợp dùng thuốc với uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình 2 lít/ngày. Để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho khoang miệng sạch sẽ, người bệnh nên uống thêm nước chanh. Đồng thời, nên thường xuyên dùng nước ấm súc miệng và chườm nóng vào vùng bị sưng để giảm khó chịu.

Trong trường hợp bị viêm tuyến nước bọt, nếu không điều trị kịp thời có thể bị biến dạng khuôn mặt, đặc biệt là ở trẻ em

Một số cách giúp hạn chế tỷ lệ mắc bệnh như:

Tiêm ngừa virus quai bị.

Uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Có chế độ ăn uống đảm bảo bổ sung dinh dưỡng nhằm duy trì củng cố một hệ miễn dịch tốt.

Tránh ăn uống chung với những người đang bị viêm tuyến nước bọt.

Thường xuyên thăm khám để điều trị dứt điểm các đợt viêm tuyến nước bọt cấp.

Lưu ý, nhiều trường hợp chủ quan và ngại đi khám khi gặp vấn đề về răng miệng. Nghĩa rằng bệnh nhẹ nên nhiều người tự ý dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc để trị bệnh, khiến bệnh trở nặng hơn.

Nên uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh răng miệng

Để đảm bảo an toàn sức khỏe là khi nhận thấy cơ thể không khỏe mạnh hãy kịp thời đi thăm khám và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Có câu nói “bệnh từ miệng mà ra”, việc không tuân thủ nguyên tắc vệ sinh răng miệng, không uống đủ nước, thói quen ăn uống không lành mạnh không chỉ gây bệnh viêm tuyến nước bọt mà còn nguy cơ khiến cơ thể dễ mắc các bệnh hiểm nghèo khác, kể cả ung thư miệng - vòm họng.

Hy vọng những thông tin xoay quanh bệnh viêm tuyến nước bọt trên sẽ giúp bạn nhận thức đúng và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân và gia đình.