Những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ

Các mẹ chọn sinh mổ sẽ được bác sĩ rạch 1 đường qua ba lớp của cơ thể đó là: lớp da, cơ và thành tử cung rồi mới có thể đưa em bé ra ngoài được. 

Tại sao bà bầu bị đau bụng trên vết mổ đẻ được nhiều người quan tâm - Ảnh minh họa: Internet

Bởi vì phần da ở ngoài sẽ lành đầu tiên, tiếp đến là phần cơ và thành tử cung nên cơ thể người phụ nữ cần một khoảng thời gian khá dài để hồi phục. Thành tử cung phải từ 2 đến 3 năm mới lành hẳn được, đó là lý do dẫn đến đau vết mổ sau sinh 2 năm. Các bác sĩ cũng thường xuyên khuyên sản phụ nên đợi vài năm nữa mới được mang thai đứa tiếp theo.

Vết mổ sau sinh bị cứng và đau trong một khoảng thời gian, sau khi chỉ khâu đã tiêu hết thì vết mổ sẽ mềm như bình thường, có nhiều trường hợp vết mổ hình thành sẹo lồi, mặc dù nhìn mất thẩm mỹ nhưng điều này lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.

Sinh mổ bao lâu thì bình phục tuỳ thuộc vào sức khoẻ và cơ địa của mỗi người nhưng trung bình từ 10 đến 15 ngày bạn vẫn chưa hết đau bụng trên vết mổ đẻ chắc chắn bạn đang gặp các tình trạng dưới đây.

Chỉ không tiêu hoặc tiêu không hết

Dùng chỉ tự tiêu để may vết mổ là phương pháp được sử dụng phổ biến ngày nay, mẹ không cần phải đến bệnh viện để cắt chỉ mà thay vào đó chỉ sẽ tự tiêu sau 6 tuần. Nhưng có một số người có cơ địa không phù hợp với phương pháp này dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Lúc này vết mổ sau sinh bị mưng mủ và sưng đỏ.

Cơ địa không phù hợp với chỉ tiêu là nguyên nhân khiến vết thương mổ bị đau rát - Ảnh minh họa: Internet

Khi tử cung bị dính vào ruột

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho vết mổ sau sinh bị đau nhói dữ dội. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và các cơ quan xung quanh, mẹ cần đến bệnh viện khám, kiểm tra để các bác sĩ tiến hành tách chỗ ruột bị dính ra khỏi tử cung.

Nhiễm trùng

Nếu các mẹ nhận thấy vết mổ bị sưng tấy, cảm giác nóng, chảy dịch kèm mùi hôi kèm cảm giác sốt cao từ 39 – 40 độ C thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng vết mổ và cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Vết mổ bị nhiễm trùng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bục vết mổ, nhiễm trùng máu hoặc gây hoại tử bên trong...

Hình ảnh sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ nặng - Ảnh minh họa: Internet

Tụ dịch tại vết mổ

Đây là tình trạng có lớp dịch đọng lại trên hốc tạo thành do vết mổ cũ. Tình trạng này có thể gây ra rong huyết, thụ thai khó.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ

Mẹ bị đau bụng trên vết mổ đẻ, quan sát thấy vết mổ bị hở, rỉ máu, phần thịt bên trong có vẻ lồi ra ngoài là dấu hiệu bục vết mổ. Mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra và may lại vết thương.

Tất cả những trường hợp trên đều rất nguy hiểm, do đó khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nhất là sau 2 tuần sau sinh mà mẹ vẫn cảm thấy đau bụng trên vết mổ đẻ thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục khi đau vết mổ sau sinh

Việc lựa chọn hình thức sinh mổ sẽ khiến thời gian hồi phục lâu hơn và chăm sóc sản phụ sau sinh đòi hỏi cẩn thận hơn để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.

Chăm sóc vết mổ đúng cách

Một trong những cách để hạn chế nhiễm trùng vết thương và cho vết mổ sau sinh nhanh lành thì mẹ và người nhà cần phải vệ sinh vết mổ thường xuyên và đúng cách.

Mẹ và người nhà cần phải biết cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách để vết thương nhanh lành và không bị nhiễm trùng - Ảnh minh họa: Internet

Trong tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ, điều dưỡng sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ.

Lúc này, các mẹ sẽ được khuyên nên vận động nhẹ nhàng sau 24 giờ kể từ ca sinh mổ, hoạt động này sẽ giúp ngăn ngừa cục máu đông, tăng quá trình lưu thông máu khắp cơ thể và hạn chế táo bón.

Đến tuần thứ 2, nếu các mẹ khâu bằng chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt chỉ còn nếu khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần.

Mẹ nên lau người sạch sẽ bằng nước ấm, không nên ngâm mình trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Khi tắm xong nên lau người sạch sẽ, thấm khô nước xung quanh vết, hoặc có thể dùng dung dịch betadin hoặc Povidine 10% giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.

Không nên bịt kín vết mổ bằng bông băng, vết mổ đẻ nên để khô tự nhiên, để hở và thoáng sẽ giúp vết mổ nhanh lành hơn.

Vết mổ khi đang lành thường sẽ gây nên triệu chứng khó chịu là ngứa nhưng bạn không nên gãi vì sẽ làm cho vết mổ lâu lành hơn.

Để giảm đau bụng trên vết mổ đẻ, các mẹ cũng nên nằm nghiêng để tránh những cơn co thắt tử cung, đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ mỗi ngày. Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để ngăn ngừa việc cọ xát, kích thích đến vết mổ.

Chế độ dinh dưỡng

Sau sinh 2 ngày, các mẹ chỉ nên ăn cháo, súp hoặc trái cây. Sau đó, mẹ cần ăn uống đủ bữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể hồi phục cũng như sản sinh sữa mẹ cho bé bú.

Trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng vết mổ như cam, quýt, bưởi, cà rốt …

Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa...

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ của phụ nữ sau sinh - Ảnh minh họa: Internet

Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn có chứa protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu…

Uống nhiều nước sau sinh vừa giúp mẹ có nhiều sữa lại có thể phòng tránh chướng bụng, đầy hơi, táo bón, đặc biệt còn là cách đơn giản mà hiệu quả giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ.

Những điều cần tránh sau khi mổ đẻ

Nâng vật nặng: Ngoại trừ việc bé và chăm sóc em bé, bạn không nên bưng bê vật nặng trong vòng 2 tuần sau khi sinh để không gây áp lực lên vết mổ.

Chị em sau sinh mổ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều và vận động nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng hồi phục - Ảnh minh họa: Internet

"Yêu sớm": Quan hệ vợ chồng quá sớm sẽ làm vết mổ bị chảy máu và viêm nhiễm. Mẹ nên kiêng ít nhất là 6 tuần hoặc hơn để tránh làm tổn thương vết mổ.

Nịt bụng quá sớm: Bạn đừng quá nôn nóng lấy lại số đo vòng 2 mà nịt bụng quá sớm. Lúc này vết thương chưa hoàn toàn lành lặn, việc chèn ép khi nịt sẽ ảnh hưởng đến vết mổ và hồi phục sau sinh. Chị em chỉ nên nịt sau khi mổ khoảng 6 tuần và chỉ nịt từ 1 - 3 giờ/ngày.

Đối với các chị em mổ đẻ, cần phải chú ý việc chăm sóc cơ thể, lựa chọn thực phẩm và có thời gian nghỉ ngơi nhiều để hồi phục sức khoẻ sớm. Khi bị đau bụng trên vết mổ đẻ hoặc có các dấu hiệu bất thường khác thì sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.