Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Nội dung bài viết
Viêm mũi dị ứng mãn tính từ lâu đã trở thành một bệnh lý phổ biến đối với người dân Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay chính là mảnh đất màu mỡ cho các bệnh về đường hô hấp lộng hành. Vì thế, bạn hãy trang bị kiến thức thật kỹ lưỡng để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình và các thành viên trong gia đình. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính.
Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân, điển hình là do ô nhiễm môi trường hoặc do tiếp xúc với lông thú quá nhiều. Viêm mũi dị ứng mãn tính được chia làm 2 loại, cụ thể:
- Viêm mũi dị ứng mãn tính xuất tiết: Với loại này, người bệnh thường xuyên bị chảy mũi, phù nề, dịch nhầy ứ đọng trong mũi nhiều. Cuống mũi sưng to khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở.
- Viêm mũi dị ứng mãn tính quá phát: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do dị tật vách ngăn mũi, polyp mũi,… dẫn đến tình trạng ngạt mũi, tắc mũi vô cùng khó chịu.
Đã chuyển sang đến giai đoạn mãn tính là cực kỳ nguy hiểm so với giai đoạn cấp tính. Chưa kể đến việc chữa trị cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn và trắc trở hơn. Không những thế, nếu để nặng không chữa thì còn biến chứng ra thành viêm xoang, polyp mũi, hen suyễn hoặc suy giảm thị lực,…. Chính vì thế, mọi người cần phải chú ý đề phòng, đừng quá chủ quan sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp và gây nên bệnh lý viêm mũi dị ứng mãn tính. Những nguyên nhân phổ biến nhất đó là :
- Sức đề kháng yếu cộng thêm việc thời tiết thay đổi thất thường lúc nóng lúc lạnh.
- Niêm mạc mũi quá nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với một số yếu tố như bụi bẩn, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc và một số loại hóa chất khác.
- Cơ thể bị dị ứng với các loại hải sản như tôm, cua, cá, ….
- Nhiễm trùng độc tố của vi khuẩn, nhiễm trùng mãn tính ở xoang mũi amidan, răng, lợi miệng.
- Sự dị hình của mũi như lệch vách ngăn.
- Yếu tố di truyền.
Khi bị viêm mũi dị ứng mãn tính, người bệnh thường gặp phải những triệu chứng lâm sàng như ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau đầu, ù tai, đau họng và ho khan nữa. Nó liên đới ảnh hưởng đến cả hệ thống tai mũi họng của cơ thể. Chính vì vậy, khi phát hiện ra những triệu chứng viêm mũi dị ứng mãn tính, người bệnh cần nhanh chóng tìm cách chữa trị sớm để tránh khỏi những biến chứng nặng nề hơn.
Những cách chữa trị viêm mũi dị ứng mãn tính
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không. Thật ra đây không phải là một bệnh lý hiểm nghèo khiến bạn phải quá lo lắng tuy nhiên để chữa khỏi hẳn thì cũng khá khó khăn và mất nhiều thời gian công sức. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:
Chữa trị bằng biện pháp Tây Y
Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt đời sống hàng ngày. Thuốc tây sẽ làm giảm các triệu chứng tiêu cực một cách nhanh chóng và mang đến cảm giác vô cùng dễ chịu. Bạn có thể sử dụng một số loại kháng sinh uống hoặc dạng xịt như Histamin, Corticoid, Coldi- B,…
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây không có tác dụng lâu dài, chỉ là tạm thời giảm triệu chứng mà thôi. Chưa kể đến việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài sẽ bị nhờn thuốc, ảnh hưởng đến dạ dày và thận. Thế cho nên nếu quyết định điều trị bằng phương pháp Tây y thì bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị an toàn nhất.
Áp dụng các mẹo dân gian
Trong quá trình chữa viêm mũi dị ứng mãn tính, nếu không muốn quá lạm dụng vào thuốc tây, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo dân gian như sau:
- Dùng tỏi dã nát ngâm với mật ong sau đó lấy tăm bông thấm hỗn hợp này vào cho vào mũi từ 10 – 15 phút.
- Xông hơi mũi bằng các loại lá thảo dược.
Những mẹo dân gian này rất an toàn với sức khỏe của phụ nữ mang thai, người già và trẻ em.
Lưu ý
- Ngoài những phương pháp trên, bạn cần phải tránh xa khỏi những tác động tiêu cực khiến bệnh tình chuyển biến theo hướng nặng nề hơn.
- Luôn giữ cho môi trường sống và chăn ga gối đệm luôn luôn sạch sẽ
- Vệ sinh mũi cẩn thận thường xuyên.
Trên đây là một số kiến thức về nguyên nhân và cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính. Thông qua đó, mọi người có thể nắm bắt những thông tin bổ ích để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....