Theo Báo Sức khỏe Đời sống, khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận bệnh nhân G.T.V.A (23 tuổi) địa chỉ Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình vào viện với tình trạng đau chướng bụng, buồn nôn nôn, bí trung đại tiện. Khai thác yếu tố bệnh sử, được biết bệnh nhân có ăn quả hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng âm ỉ thượng vị, đến ngày thứ 10 bệnh nhân xuất hiện đau bụng dữ dội từng cơn và đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình.

Các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn, thăm khám và chỉ định cho bệnh nhân kết thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng-chẩn đoán hình ảnh, thống nhất ý kiến chuyên môn, chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn tại ruột non-dạ dày.

Khối bã thức ăn được lấy ra từ dạ dày của bệnh nhân. Ảnh: Sức khỏe và Đời sống

Các bác sĩ của kíp phẫu thuật của khoa Ngoại tổng hợp và khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức đã chỉ định phẫu thuật mở bụng làm tan bã thức ăn ruột non đẩy bã thức ăn xuống đại tràng kết hợp mở dạ dày lấy bã thức ăn tại dạ dày.

Trước sự khẩn trương, kịp thời của kíp phẫu thuật, ca mổ diễn ra thành công, an toàn. Sau đó bệnh nhân được chuyển về khoa Ngoại tổng hợp tiếp tục theo dõi, điều trị hậu phẫu. Sau phẫu thuật 7 ngày, bệnh nhân hồi phục ổn định, vết mổ liền khô, ít đau, tự đi lại, ăn uống được. Được biết, đa phần các trường hợp bệnh nhân tắc ruột do bã thức ăn đều cần phẫu thuật cấp cứu, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ, vỡ ruột, nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu chỉ vì ăn 5 quả hồng. Ảnh: PLO

Theo PLO, quả hồng, nhất là hồng ngâm (hồng giòn) có chất tanin và pectin, làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Nếu ăn nhiều hoặc ăn vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ vón lại thành từng khối. Các khối bã thức ăn không được đẩy ra ngoài theo bài tiết tự nhiên sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Một Người phụ nữ nhập viện cấp cứu chỉ vì ăn 5 quả hồng. Sau ăn vài ngày xuất hiện tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị nên đến bệnh viện khám. Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm da cơ địa, từng cắt u xơ tử cung. Các bác sĩ đã nội soi dạ dày, phát hiện hang vị bờ cong nhỏ có nhiều ổ loét (kích thước 1,5x3 cm). Trong dạ dày có hai khối bã thức ăn lớn, kích thước lần lượt là 6x7 cm và 2x3 cm, cứng chắc.

Qua đường nội soi, bác sĩ nỗ lực gắp khối bã này nhưng không thành công, phải chuyển bệnh nhân lên phòng mổ. Tại đây, các bác sĩ vừa nội soi dạ dày vừa dùng hệ thống laser phá nhỏ bã thức ăn song cũng không khả quan do khối bã quá rắn.

Cuối cùng, bác sĩ buộc phải phẫu thuật mở mặt trước dạ dày để lấy khối bã và thành công. Bệnh nhân đã ổn định sau mổ.

Các bác sĩ khuyến cáo, người có tiền sử mắc bệnh lý dạ dày, răng kém... không nên ăn những đồ ăn khó tiêu như quả hồng, các loại măng. Người bình thường nếu ăn hồng cũng không ăn quá nhiều, nên nhai kỹ và không ăn lúc đói.