Bác sĩ Đinh Thế Tiến (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) chia sẻ trên Báo Tri thức và cuộc sống cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho một người phụ nữ gần 60 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ não. Trước đó, ngày 17/12, bệnh nhân đến viện vì bị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân ổn định nhưng vẫn theo dõi tại viện.

Đến ngày 20/12, sau khi ngủ dậy, người nhà phát hiện bệnh nhân méo miệng, nói khó, liệt thần kinh mặt, yếu nửa người trái nên đã báo các bác sĩ. Thăm khám thấy huyết áp người bệnh tăng cao (200/120mmHg), các bác sĩ chỉ định cho nữ bệnh nhân đi chụp phim cắt lớp sọ não. Kết quả, người bệnh bị xuất huyết cầu não và được chuyển đến đơn nguyên điều trị đột quỵ để tiến hành can thiệp.

Người phụ nữ phát hiện đột quỵ não. Ảnh: Internet

Theo bác sĩ Tiến, thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Ở nước ta, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85% các trường hợp. 

Trường hợp người phụ nữ này rất may mắn là người thân phát hiện sớm, báo bác sĩ ngay nên vẫn ở trong “thời gian vàng” can thiệp, không ảnh hưởng đến tinh mạng

Đột quỵ não ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Theo VnExpress, có hai loại đột quỵ chính ảnh hưởng đến não là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết gây chảy máu trong não. Cả hai loại đều có thể dẫn đến tình trạng tổn thương hoặc chết các tế bào hay mô não liên quan.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - dẫn một số nghiên cứu cho thấy, đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 80% các trường hợp. Đột quỵ này xảy ra khi dòng máu đến một phần của não bị tắc nghẽn, làm gián đoạn việc cung cấp máu và oxy cho não.

Đột quỵ này xảy ra khi dòng máu đến một phần của não bị tắc nghẽn, làm gián đoạn việc cung cấp máu và oxy cho não. Ảnh: Internet

Theo Báo Sức khỏe đời sống, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Tuy không gây nguy hiểm hay các tổn thương vĩnh viễn cho người mắc, nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ thực sự xảy ra trong tương lai.

Nếu người bệnh chủ quan, không khám và điều trị dứt điểm thì nguy cơ gặp phải các biến chứng là rất cao:

- Nguy cơ bị đột quỵ nặng: Thống kê cho thấy, khoảng 33% số người bị đột quỵ thoáng qua sẽ gặp phải cơn đột quỵ trong vòng 1 năm tiếp theo nếu không điều trị. Cụ thể, có đến 10-15% số ca bị đột quỵ nặng ngay sau đó 3 tháng.

- Người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê, ngất xỉu, mất trí nhớ, liệt bán thân, rối loạn ngôn ngữ, trí tuệ suy giảm.

Những dấu hiệu có thể nhận ra bệnh

- Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra, người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.

 Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Bệnh cần có cách điều trị thích hợp. Ảnh: Internet

- Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

- Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Phòng đột quỵ não

Cũng theo Báo Sức khỏe và đời sống, để phòng tránh đột quỵ, mỗi người cần thay đổi lối sống, giảm cân, bỏ thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, điều trị các bệnh liên quan. Thay đổi chế độ ăn để hạn chế chất béo và natri, bổ sung nhiều trái cây tươi và ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

- Sử dụng thuốc

Các loại thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu như: Aspirin, Rivaroxaban, Dabigatran,... giúp ngăn chặn các tiểu cầu kết dính, giảm khả năng hình thành cục máu đông cản trở máu lên não.

Người bệnh cũng được chỉ định sử dụng thuốc điều trị huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc trị mỡ máu nếu bản thân mắc phải các chứng bệnh này.

- Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Bạn nên ưu tiên những thực phẩm như: rau xanh, trái cây tươi, cá béo, quả hạch, ngũ cốc nguyên cám,... Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều lần, thức ăn nhanh,...

Tùy vào tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân mà bạn nên lựa chọn những bộ môn luyện tập phù hợp: thiền, dưỡng sinh, yoga, chạy bộ, đi bộ, bơi,...