Người phụ nữ kể lại khoảnh khắc mái nhà bị cuốn bay, vợ chồng ôm con trú bão trong tủ
Cơn bão Noru đi qua đã gây ra những thiệt hại tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, sập đổ. Chỉ riêng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, qua thống kê bước đầu, đã có hơn 60 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó có 50% tốc mái hoàn toàn.
Sau khi bão đổ bộ, vào sáng 28/9 tại thôn Khánh Mỹ (xã Vinh Xuân) là một cảnh tượng ngổn ngang chưa từng thấy. Nhà cửa tốc mái, cây cối gãy đổ chắn ngang cả lối đi. Hàng trăm chiến sĩ công an, quân đội được huy động tiến hành giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả.
Đang quyét dọn lại đồ đạc trong ngôi nhà vừa bị tốc mái, chị Nguyễn Thị Mắm bàng hoàng kể lại: "Vào khoảng 10h30 tối qua, tôi cùng chồng đang dọn lại một số vật dụng trong nhà thì mái tôn trên nhà bất ngờ bị gió giật phăng. Chưa hiểu chuyện gì xảy ra, tôi ngay lập tức cùng chồng ôm 2 đứa con rồi chạy vào trong tủ để núp".
"Vì nhà lợp mái tôn, nên khi bị gió giật hết chúng tôi như ở ngoài trời vậy. Lúc đó mà đi ra ngoài thì nguy hiểm lắm, nên 2 vợ chồng phải ôm con cố gắng núp vào tủ, đợi sau đó bớt gió mới dám chạy sang nhà hàng xóm để trú", chị Mắm nhớ lại.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Khánh Mỹ cũng bị gió bốc đi mái ngói. Đang thẩn thờ ngồi nhìn đống đồ đạc hỗn độn trong nhà, bà Năm nói: "Đêm qua, khoảng 10h30 điện cúp, đến khoảng 11h hơn bắt đầu có gió rít liên hồi và tiếng động ầm ầm sau nhà. Ngay sau đó, cả mái nhà bất ngờ sụp xuống. Tôi chạy ra khỏi nhà thì các mảnh ngói cứa vào chân, lúc đó không biết đau là gì”.
Theo bà Năm, lúc mái nhà bị cuốn bay, bà và con gái ở nhà dưới còn các thành viên còn lại chạy lên nhà thờ để trốn. Nhưng sau đó, mái nhà thờ cũng bị cuốn bay. Bị thương không chạy được, bà phải kêu cứu và may mắn sau đó được mọi người cõng đi tránh bão.
“Nhà cửa, đồ đạc hư hỏng, ướt hết cả rồi, bây giờ không biết phải làm sao đây” - bà Năm nói trong nước mắt.
Nhiều ngôi nhà dân bị tốc mái do bão.
Gia đình ông Đinh Khắc Tư (48 tuổi) thuộc diện khó khăn, người cha của ông bị tai biến đã 12 năm nay. Ngồi thẩn thờ, dường như ông Tư vẫn không thể tin vào mắt mình khi ngôi nhà tích góp sửa chữa bao năm nay giờ thành đống hoang tàn.
“Tài sản tích góp bao năm chỉ đủ sửa chỗ này, vá chỗ kia mới được như vậy, giờ bão vào cuốn bay hết, không biết rồi đây làm sao mà dựng lại đây”, ông Tư nghẹn lời
Ông Nguyễn Văn Chính - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang cho biết, sau khi nhận được thông tin về thiệt hại của người dân sau bão, huyện đã cử lực lượng đến hiện trường hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, thống kê thiệt hại, giúp người dân sớm ổn định lại chỗ ở.
Xem thêm
Theo Hoàng Dũng/Gia Đình.net
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...