Người phụ nữ bị đau bụng thượng vị âm ỉ trong thời gian dài, đến khi đi khám phát hiện có hơn 30 viên sỏi trong túi mật
Theo thông tin trên ZingNews, các bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), vừa phẫu thuật nội soi cắt đồng thời túi mật cho nữ bệnh nhân 64 tuổi.
Bệnh nhân đến khám với biểu hiện đau bụng thượng vị âm ỉ trong thời gian dài, gần đây bị đau thành cơn, khó chịu kèm theo nôn nhiều. Kết quả cận lâm sàng của bệnh nhân cho thấy hình ảnh nhiều sỏi túi mật kích thước 13mm.
Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ cắt hoàn toàn túi mật của người bệnh với hơn 30 viên sỏi. Hiện người phụ nữ này được theo dõi và điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của bệnh viện.
Sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật thực tế không phải là viên sỏi (đá) mà là một thể rắn được hình thành trong túi mật do tình trạng quá bão hòa của 1 trong 3 thành phần của dịch mật là cholesterol, sắc túi mật và muối canxi. Bạn thậm chí không biết mình có sỏi túi mật cho đến khi nó nghẹt ở ống túi mật, gây đau và cần được điều trị ngay tức thì.
Triệu chứng của sỏi túi mật là gì?
Trong nhiều trường hợp, người có sỏi túi mật không có triệu chứng gì được gọi là "sỏi im lặng." Nguy cơ xuất hiện triệu chứng sẽ tăng 1-2% mỗi năm.
Triệu chứng chính của sỏi mật là đau, có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Đau có thể xảy ra khi sỏi mật di chuyển từ túi mật vào một ống (ống túi mật, ống gan và ống mật chủ).
Cơn đau có thể khu trú ở phần trên của bụng (thượng vị hoặc dưới sườn phải) lan ra sau lưng, lan lên giữa xương bả vai hoặc dưới vai phải. Đau vùng thượng vị sau bữa ăn no, ăn béo đôi khi được chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày.
Các triệu chứng khác của sỏi mật bao gồm: Đổ mồ hôi, nôn, sốt, vàng da
Sỏi mật hình thành như thế nào?
Mật của bạn chứa quá nhiều cholesterol. Thông thường, mật của bạn có đủ chất để hòa tan cholesterol bài tiết bởi gan. Nhưng nếu gan bài tiết cholesterol nhiều hơn mật có thể hòa tan, các cholesterol dư thừa có thể hình thành các tinh thể và cuối cùng thành sỏi.
Mật của bạn chứa quá nhiều bilirubin. Bilirubin là một chất được sản xuất ngay khi hồng cầu trong cơ thể của bạn bị phá vỡ. Một số bệnh làm gan tạo quá nhiều bilirubin như xơ gan, nhiễm trùng đường mật và một vài bệnh lý về máu. Bilirubin dư thừa góp phần hình thành sỏi mật.
Chức năng tống xuất mật của túi mật bất thường. Nếu túi mật của bạn không tống xuất hoàn toàn hoặc thường xuyên, mật có thể trở nên quá cô đặc góp phần vào việc hình thành sỏi mật (nhịn đói hoặc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch kéo dài).
Bác sĩ khuyến cáo người dân khi phát hiện bị sỏi mật hoặc sỏi ống mật, cần nghe theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Sỏi túi mật, ống mật chủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng, hoại tử túi mật, sốc nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng huyết...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....