Người phụ nữ 33 tuổi ở Vĩnh Long 'sống với hạt hồng xiêm' nằm trong phế quản suốt 27 năm
Hóc dị vật là một trong những tai nạn ăn uống rất nguy hiểm nhiều người không được cấp cứu kịp thời phải bỏ mạng vì ăn tham. Đây là một trong những trường hợp hóc dị vật hy hữu mà các bác sĩ tiếp nhận cho biết.
Người phụ nữ hóc hạt hồng xiêm suốt 27 năm
Theo thông tin từ báo Vietnamnet.vn: Sáng 25/11, bác sĩ CKII Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa nội soi lấy hạt hồng xiêm nằm trong phế quản của nữ bệnh nhân suốt 27 năm qua.
Nữ bệnh nhân T.K.V.D. (33 tuổi, ngụ thị xã Bình Minh, Vĩnh Long) bị ho kéo dài, khạc đờm, sốt, đi khám, điều trị nhiều lần nhưng không giảm mà còn bị đau tức ngực, khó thở. Sau đó, cô vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám.
Sau khi điều trị người nhà cô cũng cho biết năm 6 tuổi sau khi cho cô ăn quả hồng xiêm thì cô bắt đầu có biểu hiện bị sặc và ho dữ dội. Thấy cô không bị đau, sau một tuần thì cơn ho dần thưa đi, vì nghĩ không có gì nghiêm trọng nên người nhà đã không đưa cô đi khám.
Khoảng mấy tháng gần đây khi thấy cô bắt đầu xuất hiện cơn ho dữ dội hơn, người nhà mới đưa cô đi kiểm tra. Sau các kết quả chụp CT ngực thấy giãn phế quản và viêm thùy dưới phổi phải, có dị vật nằm trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải bị che lấp bằng giả mạc và niêm mạc phù nề.
Bác sĩ dùng kìm gắp dị vật nhưng chỉ gấp được phần gai của hạt hồng xiêm. Sau đó, bác sĩ tiến hành nội soi phế quản ống mềm lần hai có sử dụng tiền mê để lấy dị vật. Ê-kíp phát hiện hạt hồng xiêm nằm ngang trong lòng phế quản phân thùy dưới phổi phải. Bác sĩ dùng thòng lọng kéo được hạt. Thời gian thực hiện là 150 phút.
May mắn cho cô là ca phẫu thuật thành công, nếu không hạt hồng xiêm còn ở trong phế quản lâu ngày khả năng tính mạng của cô cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Đặng Duy Thanh, Khoa Nội hô hấp cho biết, đây là trường hợp đặc biệt khó khi thực hiện nội soi do thời gian hạt hồng xiêm nằm ở phế quản khá lâu, mô viêm phù nề và vị trí của dị vật rất sâu, nằm ngang trong lòng phế quản.
Do đó, bệnh nhân dễ có nguy cơ gây rách phế quản, chảy máu ồ ạt, tràn khí trung thất gây tử vong.
Người bị hóc dị vật biểu hiện thế nào?
Triệu chứng của hóc dị vật thay đổi tùy dị vật rơi vào đường thở hay đường tiêu hóa và mức độ tắc nghẽn. Biểu hiện điển hình của hóc dị vật là bệnh nhân đang khỏe mạnh ngay trước đó, đột nhiên xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở, thở khò khè… Một số trường hợp nạn nhân có thể đột ngột không có khả năng nói chuyện, đưa tay lên nắm chặt vào cổ họng. Thở ồn hoặc tiếng thở rít khi cố gắng thở hoặc nôn, chảy nước dãi, đau rát cổ họng, nuốt khó. Các trường hợp nặng nạn nhân có thể tím tái, giãy giụa hoặc mất ý thức, ngưng thở.
Dị vật có thể gây ra hẹp đường thở ở nhiều mức độ từ nhẹ tới nặng. Việc nhận biết dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nặng có vai trò quan trọng trong xử trí cấp cứu và tạo ra kết quả cuối cùng. Cần phân biệt dị vật đường thở với các trường hợp bị ngất, trụy tim mạch, đột quỵ, co giật, phản ứng phản vệ…
Dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nặng:
Ho sặc sụa, tím tái, giãy giụa.
Ôm họng bằng 1 hoặc 2 tay.
Không có khả năng ho, nói, khóc hoặc thở.
Tiếng rít, thở ồn ào phần trên của cổ họng, thở co kéo.
Hoảng loạn, bất tỉnh nếu không làm thông đường thở.
Nếu thấy người thân hoặc trẻ nhỏ có bất cứ những biểu hiện gì như trên thì bạn nên đưa họ đến cơ quan y tế gần nhất để kiểm tra, vì khả năng cao người thân của bạn đang gặp phải tình trạng không mong muốn.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!