Người mẹ dìm chết 2 con có bị xử lý hình sự nếu mắc bệnh trầm cảm?
Mới đây, người dân xã Nghĩa Sơn (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định phát hiện một người phụ nữ đang dìm 2 cháu bé xuống sông Ninh Cơ nên chạy đến đưa các nạn nhân vào cấp cứu tại Trạm y tế xã Nghĩa Sơn, nhưng hai cháu đã tử vong trước đó. Nạn nhân là hai bé gái, một cháu 5 tuổi, cháu còn lại 1 tuổi.
Sau khi nhận được tin báo, chính quyền và lực lượng công an xã Nghĩa Sơn đã đến hiện trường, đưa người phụ nữ về trụ sở. Đó là chị V.T.N (32 tuổi, ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh) - mẹ của 2 cháu bé. Về lý do tước đoạt mạng sống của con mình, người phụ nữ này cho biết “sợ chúng lớn lên sẽ dễ mắc các tệ nạn xã hội".
Theo thông tin từ gia đình, N vốn là giáo viên dạy môn tin học tại một trường tiểu học nhưng đã xin nghỉ dạy học từ cuối năm 2022 để chữa bệnh do có dấu hiệu bị trầm cảm. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang tạm giữ V.T.N để điều tra, làm rõ.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thị Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, vụ việc trên gây hậu quả rất đau lòng khiến 2 đứa trẻ vô tội phải bỏ mạng. Để làm rõ vụ việc, xử lý đúng người, đúng tội, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ làm rõ nguyên nhân, động cơ, mục đích, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ.
Nếu có đủ căn cứ cho rằng, vào thời điểm người mẹ dìm 2 con nhỏ xuống dòng sông dẫn tới tử vong trong trạng thái hoàn toàn bình thường, tỉnh táo, minh mẫn thì đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người" theo Điều 123 BLHS 2015 với tình tiết định khung "giết nhiều người" và "giết người dưới 16 tuổi".
Còn nếu trong khi gây án, người mẹ có biểu hiện mắc bệnh trầm cảm, mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 21 BLHS 2015 nêu rõ “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Với trường hợp này, Cơ quan điều tra sẽ phải thu thập tài liệu, chứng cứ điều trị bệnh của đối tượng tại các cơ sở y tế, ra quyết định trưng cầu giám định tâm thần để làm căn cứ xử lý.
Nếu kết quả giám định xác định cho thấy, người mẹ bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án. Người mẹ sẽ phải bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Còn nếu kết quả giám định chỉ ra rằng, trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, người mẹ chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, song có thể được xem xét giảm nhẹ hình phạt khi vụ án được đưa ra xét xử - luật sư Thu nhấn mạnh.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...