Phát hiện bệnh tiểu đường giai đoạn 3 vì ngứa ngáy hậu môn

Người đàn ông họ Giang sống ở Phúc Châu, Trung Quốc (51 tuổi), đã ngã quỵ khi phát sĩ thông báo ông đang mắc bệnh tiểu đường giai đoạn 3. Ông cho biết, vào khoảng 1 tuần trước ông thấy phần hậu mốt đau rát, ngứa ngáy khó chịu mặc dù vẫn có thói quen đi đại tiện như mọi khi. Nhưng vì ngại nên ông âm thầm chịu đựng và thường xuyên sử dụng nước muối ấm để vệ sinh hàng ngày.

Nhưng sau đó 3 ngày căn bệnh bắt đầu trở nặng, không chỉ là đau và ngứa mà phần hậu môn của ông bắt đầu chày mủ, khiến ông đau đến việc ngồi xuống cũng là một vấn đề. Đến ngày thứ 5 căn bệnh bắt đầu nguy hiểm khiến ông khó có thể đứng được thẳng người nên đã nhờ người nhà đưa đến bệnh viện để kiểm tra

Người thường không nên chủ quan với chứng đau rát hậu môn (Ảnh minh họa: Internet)

Tại đây, một bác sĩ chuyên khoa về hậu môn - trực tràng cho biết, mặc dù nhìn bằng mắt thường thì hậu môn của bệnh nhân chỉ sưng đỏ, tiết dịch nhẹ nhưng thực chất bên trong có áp xe rất lớn, nghi ngờ không phải viêm nhiễm thông thường. Nên đã yêu cầu ông đi chụp CT và 1 số kiểm tra chuyên sâu khác.

Sau khoảng 30 phút sau thì kết quả chẩn đoán cuối cùng được đưa ra. Ông Giang bị biến chứng tiểu đường, dẫn tới áp xe bên trong hậu môn với kích thước lớn. Viêm nhiễm rất nặng, xuất hiện tình trạng hoại tử mô và phải phẫu thuật ngay nếu không có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Ông Giang sững sờ rồi bật khóc. Ông cho biết trước giờ mình hoàn toàn khỏe mạnh, lần khám sức khỏe gần nhất cũng không hề nhận được cảnh báo đường huyết cao hay mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, không chỉ ông mà người nhà cũng khá thắc mắc tại sao bệnh tiểu đường lại gây biến chứng ở hậu môn. Lúc này bác sĩ điều trị đã đưa kết quả đo đường huyết cho bệnh nhân, trong đó ghi đường huyết cao tới 26,82 mmol/L, tức cao gấp khoảng 5 lần giá trị bình thường (3,89 - 6,11mmol /L).

Bác sĩ cũng cho biết thêm, ông bị áp xe hậu môn vì đã nhiễm toan ceton do đái tháo đường, là 1 biến chứng cấp tính phổ biến sau tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí có thể xảy ra hôn mê, sốc nhiễm trùng và các tình trạng đe dọa tính mạng khác. Và cũng chính ông là người đã chủ quan với căn bệnh của mình nên đã không đến bệnh viện để kiểm tra sớm khi phát hiện ra điều bất thường nên mới dẫn đến trường hợp nguy hiểm này.

Thói quen ăn uống dễ gây tiểu đường

Thường xuyên sử dụng các loại nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh

Đây là 2 nhóm thực phẩm luôn được nhiều bác sĩ khuyến cáo trong khẩu phần ăn. Chúng không chỉ gây bệnh tiểu đường mà còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, thậm chí các bệnh liên quan đến tim mạch.

Hạn chế uống nước có ga để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Chế độ ăn uống ít rau củ quả

Muốn kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn nên ăn nhiều rau củ quả như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh.

Bên cạnh đó là bổ sung với các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất… Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng insulin, có thể kiểm soát đường huyết ở mức ổn định của cơ thể.