Nguyên nhân chủ yếu gây sỏi thận là gì?

Các chuyên gia sức khỏe trên Sina cho biết: Nguyên nhân gây sỏi thận thường có nhiều loại, trong đó có thể kể đến 6 nhân tố chủ yếu thường gặp nhất.

Đầu tiên là thói quen uống ít nước của con người. Thiếu nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu thải ra, thành phần muối canxi, oxalat, phosphate trong nước tiểu tích tụ lâu ngày dễ hình thành sỏi.

Thói quen uống ít nước sẽ làm giảm lượng nước tiểu, đồng thời thành phần muối canxi, oxalat và phosphat cũng tích tụ lâu ngày dẫn đến sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Người bị sỏi thận nên ăn gì? Thay vì đợi đến lúc phát bệnh mới quan tâm chế độ ăn uống thì các bác sĩ khuyến cáo con người nên đề cao công tác phòng ngừa sẽ càng có ích hơn.

Một trong những tác nhân gây sỏi thận chính là axit oxalic tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Khi bạn thường xuyên ăn uống thực phẩm giàu loại axit này như cải bó xôi, đậu, nho, cà chua, măng, trà, nước ngọt có ga sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Thực phẩm cho người sỏi thận càng phải hạn chế tối đa các nhóm dễ gây bệnh cũng như làm bệnh tình nặng hơn, điển hình như nội tạng động vật, hải sản, đậu phộng v.v… Đây cũng được xem là tác nhân dễ khiến con người bị sỏi thận do trong các loại thực phẩm này chứa nhiều Purine. Chất này sản sinh ra oxalate tích tụ dẫn đến tạo sỏi trong thận.

Chất béo nhất là mỡ động vật nếu hấp thu quá nhiều cũng làm tăng lượng axit oxalic trong cơ thể, dễ hình thành sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Chất béo nếu hấp thu quá nhiều cũng sẽ làm tăng lượng oxalat trong cơ thể. Nếu bạn xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi nhiều, tiểu ít thì rất có khả năng đây chính là cảnh báo của bệnh sỏi thận. Có thể thấy, thức ăn cho người sỏi thận đương nhiên cũng phải thận trọng với nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhất là mỡ động vật.

Thói quen ăn uống quá nhiều đường cũng làm cho các ly tử canxi trong nước tiểu trở nên đậm đặc hơn, axit oxalic và axit uric cũng tăng lên, dễ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt lượng protein trong thức ăn cũng làm tăng nguy cơ tương tự với chức năng của thận.

Người bị sỏi thận nên ăn gì là vấn đề quan trọng góp phần trị bệnh hiệu quả, đồng thời bình thường bạn cũng nên kiểm soát nhóm thực phẩm dễ gây sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh sỏi thận gây ra những tác hại gì?

Sỏi thận gây trở ngại đường tiểu

Trước khi giải đáp vấn đề người bị sỏi thận nên ăn gì trong quá trình điều trị thì việc hiểu biết tác hại của bệnh càng giúp con người chú trọng sức khỏe hơn.

Trước hết, sỏi thận tất yếu sẽ gây cản trở cho chức năng thải nước tiểu. Hệ quả kéo theo chính là dẫn đến các tình trạng khác như thận tích nước, tích nước ở ống dẫn nước tiểu v.v…

Một trong những tác hại của sỏi thận chính là làm trở ngại chức năng tiểu tiện, thậm chí có thể gây bí tiểu hoặc suy thận - Ảnh minh họa: Internet

Sỏi thận thậm chí có thể gây bí tiểu, nghiêm trọng hơn sẽ phát triển thành suy thận với một loạt triệu chứng xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh. Từ đó càng có thể thấy được tầm quan trọng của chế độ ăn cho người sỏi thận, góp phần kiểm soát bệnh và điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ biến chứng.

Sỏi thận gây tổn thương cục bộ

Trong trường hợp sỏi nhỏ thì tổn thương cục bộ tương đối nhẹ hơn. Nhưng nếu sỏi hình thành rắn chắc và có kích thước to không những gây trở ngại chức năng tiểu tiện mà còn khiến cho các tế bào vùng thận, khung chậu bị bong tróc, xuất hiện các vết loét hoặc tăng sinh tổ chức xơ gây xơ hóa.

Các tế bào thượng bì sau khi bị kích thích bởi sỏi nếu không điều trị sớm, lâu ngày còn có thể biến chứng thành ung thư. Ngoài ra, sỏi thận còn thường gây tổn thương cho cả mạch máu, dẫn đến triệu chứng tiểu ra máu.

Sỏi thận nếu không chữa trị sớm có thể biến chứng thành ung thư, ngoài ra một khi xuất hiện viêm nhiễm đường tiểu thì càng khó khăn cho việc điều trị - Ảnh minh họa: Internet

Sỏi thận gây viêm nhiễm

Nếu không xuất hiện triệu chứng viêm nhiễm sẽ có lợi hơn cho việc điều trị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có các chứng viêm nhiễm đường tiểu, với biểu hiện lâm sàng như sốt, đau lưng, có tế bào mủ trong nước tiểu v.v… sẽ gây không ít khó khăn trong chữa trị. Chính vì vậy, thực đơn cho người sỏi thận càng nên được quan tâm hơn để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Người bị sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị sỏi thận nên uống nhiều nước đun sôi để nguội, giúp làm loãng nước tiểu cũng như nồng độ ly tử canxi và axit oxalic - Ảnh minh họa: Internet

Nên uống nhiều nước

Người bị sỏi thận nên ăn gì? Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bệnh nhân sỏi thận nên uống nhiều nước đun sôi để nguội. Khi cơ thể hấp thu đủ nước sẽ giúp nước tiểu loãng hơn, nồng độ ly tử canxi và axit oxalic trong nước tiểu giảm thấp, hỗ trợ kiểm soát tình trạng hình thành sỏi.

Ít ăn các sản phẩm chứa nhiều axit oxalic

Người bị sỏi thận kiêng ăn gì? Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành là nhóm thực phẩm giàu axit oxalic và phosphate, một khi các chất này kết hợp với canxi trong thận sẽ dễ tạo ra sỏi. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên hạn chế nguồn nguyên liệu này.

cô la cũng là thực phẩm giàu axit oxalic nên cần hạn chế trong thực đơn cho người sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng chứa nhiều thành phần axit oxalic như cà chua, cải bó xôi, dâu tây, cải ngọt, sô cô la v.v… đều không thích hợp cho người bị sỏi thận sử dụng trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

Thận trọng uống sữa trước khi ngủ

Trước khi ngủ uống một ly sữa bò có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, sau khi ngủ thì lượng nước tiểu giảm đi, các vật chất hình thành trong nước tiểu đồng thời cũng tăng lên, kể cả sỏi thận.

Sau khi uống sữa khoảng 2 – 3 tiếng chính là thời kỳ canxi thông qua thận bài tiết để được thải ra ngoài. Vì vậy, người bị sỏi thận không nên uống sữa giàu canxi trước khi ngủ.

Người bị sỏi thận không nên uống sữa trước khi ngủ để tránh bệnh nặng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Không nên lạm dụng dầu gan cá

Dầu gan cá giàu vitamin D, có chức năng thúc đẩy sự hấp thu canxi và photpho của màng ruột. Cũng vì thế mà khiến cho thận trong một thời gian ngắn bỗng nhiên phải làm nhiệm vụ thải hai nguyên tố này trong nước tiểu, tất yếu dễ sinh ra hiện tượng lắng đọng và hình thành sỏi.

Đặc biệt, người mổ sỏi thận nên ăn gì cũng không kém phần quan trọng để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Có thể nói, dù là trước khi bị sỏi thận hay trong quá trình điều trị lẫn thời gian sau khi phẫu thuật lấy sỏi thì chế độ ăn uống khoa học luôn góp phần đảm bảo sức khỏe cho con người.

Nguồn:

https://med.sina.com/health/article_detail_101_1_1115.html

http://www.med66.com/jibing/shenjieshi/qh1701177973.shtml

http://www.med66.com/jibing/shenjieshi/qh1701133116.shtml