Người đàn ông ở Hà Nội đột quỵ khi chơi pickleball
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Anh Thắng, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, cho biết tối 2/12, một người đàn ông 55 tuổi khi đang chơi pickleball tại nhà thi đấu Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã bất ngờ bị đột quỵ.
Trước đó, khoảng 18h10, người đàn ông này mới vào sân chơi pickleball được khoảng 15-20 phút thì bị choáng, ngã quỵ, bất tỉnh. Sau đó, những người chơi thể thao cùng gọi cấp cứu 115.
Theo TS.BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, những người bị đột quỵ trong lúc tập thể dục thể thao thường có sẵn yếu tố nguy cơ dẫn đến nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não. Bản thân họ cũng không kiểm soát được mức độ tập luyện, dẫn đến quá sức.
Đột quỵ có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng...
Trong khi vận động, tập thể dục, chơi thể thao, nhịp tim và huyết áp sẽ thay đổi, khó kiểm soát, nhanh hơn hẳn so với bình thường. Một số người gặp cơn thiếu máu não thoáng qua, bị yếu tay chân vài phút sau đó hồi phục. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm. Tuy nhiên vì cơ thể hồi phục ngay nên người ta chủ quan không đến bệnh viện kiểm tra.
Những dấu hiệu đột quỵ sớm có thể là đột nhiên đau đầu, đi lại khó khăn, loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, tối sầm, tê một bên cơ thể,… Ngoài ra, một số trường hợp đột quỵ khi tập thể thao ở mức nguy kịch tính mạng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có dấu hiệu bị đột quỵ được nhận biết thông qua bộ quy tắc BE FAST, tiền thân là FAST.
BE FAST là cụm từ bao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ:
- B (BALANCE): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
- E (EYESIGHT): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
- F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
- A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
- S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
- T (TIME): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Bé trai sơ sinh bị bỏ rơi ở ven đường lúc rạng sáng, mẹ ruột để lại mảnh giấy 'nhờ...
Cháu bé được quấn chăn đặt trong ba lô màu đen để ở ven đường.
Thấy gì khi Nhật Bản cạn kiệt matcha
Matcha cao cấp của Nhật Bản bị cạn nguồn cung do nhu cầu bùng nổ bất ngờ, và những nhà...
Chàng trai Đà Nẵng thay bố thực hiện ước mơ đưa mẹ đi khắp thế giới
Sau khi bố qua đời, Nguyễn Trọng Luân nỗ lực làm việc, dành dụm tiền để thay bố hoàn thành...
Thủng phổi do hút 1 bao thuốc mỗi ngày
Người đàn ông nhập viện cấp cứu do phổi bị thủng, tràn khí màng phổi khiến phổi bị xẹp, không...