Ngón chân bất thường: Triệu chứng lạ cảnh báo nguy cơ mắc COVID-19
Các triệu chứng của ngón chân COVID-19
Dù tên gọi là “ngón chân COVID-19”, triệu chứng này có thể xảy ra ở cả ngón chân và ngón tay nhưng phổ biến hơn ở các ngón chân. Triệu chứng này khởi phát từ tình trạng da ngón chân hoặc ngón tay đổi màu đỏ, sau đó chuyển sang màu tím, lan dần từ một ngón sang cả bàn chân hoặc tay.
Trong hầu hết các trường hợp, ngón chân không gây đau và lý do duy nhất khiến chúng ta nhận ra chúng chính là sự đổi màu. Mặc dù vậy, một số người bệnh cũng có thể bị phồng rộp, ngứa và đau ở ngón chân hoặc tay.
Trong một vài trường hợp khác, chân hay tay của bệnh nhân COVID-19 sẽ xuất hiện các nốt sần hoặc mảng da thô ráp, thậm chí tích tụ mủ dưới da.
Do mới xuất hiện nên chưa có nhiều nghiên cứu về thời gian tồn tại của triệu chứng này. Ở một vài bệnh nhân, triệu chứng kéo dài từ 10 tới 14 ngày. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, chúng xuất hiện và tồn tại tới vài tháng.
Triệu chứng "ngón chân COVID-19" không cần phải điều trị dứt điểm nhưng nếu bệnh nhân cảm thấy ngứa hoặc đau thì có thể sử dụng kem có chứa hydrocortisone.
Trong trường hợp thuốc không có tác dụng hoặc tình trạng trở nên nặng hơn, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám.
Nguyên nhân gây ra "ngón chân COVID-19"
Hiện tại chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng này. Một số chuyên gia chỉ ra rằng, một trong những tình trạng phổ biến xảy ra khi bệnh nhân nhiễm virus chính là xuất hiện các nốt phát ban.
"Ngón chân COVID-19" chính là triệu chứng mở rộng của hiện tượng này. Tương tự, điều trị bằng kháng sinh có thể gây phát ban cũng như các vấn đề về da khác.
Những bệnh nhân mắc chứng này thường không có dấu hiệu của hội chứng Raynaud, tức là khi các vùng của cơ thể trở nên tê cứng và lạnh do nhiệt độ thấp, căng thẳng thần kinh hoặc thiếu máu cục bộ làm lưu thông máu kém.
Một phân tích chi tiết hơn về "ngón chân COVID-19" cho thấy một số khía cạnh của phản ứng viêm liên quan đến tình trạng này. Chứng viêm hướng vào mạch, được gọi là viêm mạch, đã xuất hiện ở mức độ trung bình đến nặng trong khoảng một nửa số trường hợp đã được nghiên cứu cho đến nay.
Tuy nhiên, ngay cả khi tình trạng viêm nhẹ, vẫn có bằng chứng cho thấy mạch máu bị tổn thương và rò rỉ.
Trong khi nguyên nhân chính xác gây ra triệu chứng này đang là một điều bí ẩn, vẫn có một số giả thuyết được nêu ra.
Đó có thể là do sự bất thường trong quá trình đông máu, sự giải phóng interferon (loại protein do tế bào cơ thể sinh ra khi bị virus tấn công, nhằm ngăn không cho virus phát triển) và có thể là các yếu tố bên ngoài.
Các giả thuyết khác lại liên hệ mật thiết hơn với COVID-19, ví dụ như các hạt virus COVID-19 trong tế bào da sẽ kích hoạt các tế bào miễn dịch, từ đó xuất hiện triệu chứng.
"Ngón chân COVID-19" và mối liên hệ với COVID-19
Ban đầu, mối liên hệ giữa triệu chứng này và bệnh COVID-19 là không rõ ràng, vì rất nhiều trường hợp bệnh nhân có triệu chứng trên lại có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Điều này dẫn tới nhận định rằng mối liên hệ trên là sự tương quan vì chúng thường chỉ liên quan đến những thời điểm khác nhau của quá trình lây nhiễm virus. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã dương tính với COVID-19 khi xuất hiện triệu chứng "ngón chân COVID-19".
Cho đến nay, nhiều bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng "ngón chân COVID-19" mà không có nhiều biểu hiện khác của bệnh COVID-19. Những người này bị sốt nhẹ hoặc nghẹt mũi.
Một số giả thuyết giải thích tại sao điều này có thể liên quan đến "ngón chân COVID-19" với giai đoạn muộn của bệnh, trong trường hợp này nhiễm trùng đã hết và kết quả PCR là âm tính. Tuy nhiên, các tổn thương ở ngón chân cho thấy bằng chứng về các phần tử virus trong tế bào da.
Không rõ "ngón chân COVID-19" liên quan như thế nào đến sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng sự xuất hiện muộn của triệu chứng này có nghĩa là bệnh nhân nói chung không lây khi mắc bệnh.
"Ngón chân COVID-19" đôi khi có liên quan đến tình trạng phát ban xảy ra khi nhiễm bệnh. Các vết ban này có thể loang lổ, phồng rộp lên, để lại hoa văn giống như ren trên da và gây ngứa.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....