Nghiện rượu, nhiều người nhập viện tâm thần vì hoang tưởng, ảo giác
Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo, Phòng điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bác sĩ đã điều trị cho khá nhiều ca bị hoang tưởng do nghiện rượu. Các trường hợp này đại đa số là đàn ông và có tiền sử uống rượu nhiều năm.
Trong đó, hoang tưởng do rượu thường gặp là paranoid, với nhiều hoang tưởng như hoang tưởng bị hại, hoang tưởng bị theo dõi; hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng tự cao, hoang tưởng nghi bệnh; hoang tưởng ghen tuông; hoang tưởng bị đầu độc...
"Người bệnh đến với Viện Sức khỏe tâm thần để điều trị các rối loạn tâm thần do rượu phần nhiều xuất phát từ lý do buồn, căng thẳng tâm lý nên muốn tìm đến rượu để giải sầu.
Nhưng đúng với câu “nâng chén tiêu sầu càng sầu thêm”, một vòng luẩn quẩn bắt đầu: uống quá nhiều rượu sẽ gây ra căng thẳng tâm lý xã hội, từ đó gây ra trầm cảm, trầm cảm lại làm tăng lượng rượu tiêu thụ", bác sĩ Thảo cho biết.
Theo TS, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), nghiện rượu là sự thèm muốn mạnh mẽ, đòi hỏi thường xuyên phải uống rượu, hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tổn về mặt kinh tế, xã hội.
"Để đánh giá một người là nghiện rượu thì trong giai đoạn đầu, người nghiện rượu có một số dấu hiệu sau: Thay đổi tính nết, rối loạn trí nhớ; Dễ cáu gắt, mệt mỏi, đau đầu, ngủ kém; Hay thèm rượu, giảm khả năng và hiệu suất lao động;
Có thể xuất hiện các dấu hiệu như tăng huyết áp, viêm gan, viêm tụy, viêm dạ dày; Tăng khả năng dung nạp với rượu/ bia…", TS Hà nhận định.
Chia sẻ về cơ chế hấp thu của rượu, bác sĩ Thảo cũng cho biết, 10% rượu hấp thu ở dạ dày, số còn lại ở ruột non. Và sau uống khoảng 30 - 90 phút thì nồng độ hấp thu rượu đạt đỉnh. Thời gian hấp thu phụ thuộc uống lúc no (hấp thu chậm hơn) hay lúc đói (hấp thu nhanh hơn).
Khi rượu được hấp thu vào hệ tuần hoàn, nó được phân bố tới não và toàn bộ các mô trong cơ thể vì rượu hòa tan hoàn toàn trong nước ở cơ thể. Do đó, rượu gây ảnh hưởng đến não, gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể…
Rượu là một trong những căn nguyên dẫn đến loạn thần, giảm nhớ, mất ngủ, tai biến, nghiện, kích động và bạo lực.
Tác hại của rượu lên hệ tiêu hóa dẫn đến Xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, viêm dạ dày; Đối với sinh sản, rượu có thể dẫn đến nguy cơ sinh con dị tật, giảm khả năng sinh dục và có nhiều hệ lụy khác như tăng huyết áp, suy tim; Tê ngón tay, ngón chân, run tay/chân, đau dây thần kinh…
Để tránh rơi vào nguy cơ nghiện rượu và mắc nhiều bệnh do rượu, bác sĩ Thảo khuyến cáo: Trong trường hợp cần uống rượu thì không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày đối với nam và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ. Không nên uống quá 5 ngày/tuần.
Cụ thể, đối với nam không nên uống quá 1 - 1,5 chai/lon bia/ngày; cốc bia: 2 cốc/ngày và không quá 2 ly rượu vang/ngày, 2 ly rượu (40 độ)/ngày. Nữ thì bằng ½ của nam và không uống quá 5 ngày/tuần.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.