Nghẹn lòng mẹ ôm con trong bệnh viện chờ được truyền máu ngày cuối năm
Thấp thỏm nỗi lo thiếu máu truyền cho con
Đó là mong mỏi của chị Phạm Kim Anh (Hà Nội) có con trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Con trai chị tròn 7 tuổi, thế nhưng cháu đã có tới 6 năm trời vật vã với căn bệnh cả đời sống nhờ máu của người khác.
Chị Kim Anh luôn canh cánh nỗi lo thiếu máu truyền, đặc biệt là dịp cuối năm, khi ai nấy đều bận rộn công việc và về quê ăn Tết.
“Không là bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân thì không mấy ai hiểu được. Đau xót là con không truyền máu thì không trụ được. Cứ Tết đến, mọi người hân hoan chào đón năm mới thì tôi và bao bà mẹ khác có con bị bệnh tan máu bẩm sinh lại thấp thỏm nỗi lo thiếu máu”, chị Kim Anh bộc bạch.
Thiếu máu để truyền luôn là nỗi lo của gia đình các em bé bị bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: BVCC
Liệu bệnh viện có máu để truyền kịp thời cho con? Làm sao cho con khỏe mạnh, hồng hào suốt kỳ nghỉ Tết?... Những câu hỏi đó khiến chị Kim Anh luôn đau đáu. Cả đời chị không ước ao điều gì cao sang. Chị chỉ ước ao con được truyền đủ máu, điều trị tốt vậy là mãn nguyện.
Thời điểm này, những bà mẹ có con bị bệnh tan máu bẩm sinh luôn trong tâm trạng thấp thỏm chờ máu truyền. Con trai chị Vũ Ngọc Hạnh (Hà Nội) được chẩn đoán bị bệnh tan máu bẩm sinh khi mới 9 tháng tuổi.
Thời gian đầu, chị Hạnh lúc nào cũng hy vọng kết quả xét nghiệm là nhầm lẫn. Tận hai năm sau, chị mới dám đối diện với sự thật là con thực sự bị bệnh và phải vào viện truyền máu hàng tháng mới giữ được mạng sống.
Hơn 10 năm cùng con đi viện, chị Hạnh ứa nước mắt khi nhớ lại những ngày cuối năm giá lạnh, hai mẹ con ôm nhau chờ… máu.
“Không biết bao nhiêu ngày hai mẹ con ôm nhau chờ tại viện trong giá rét. Con nhỏ xíu trong vòng tay mẹ, mẹ ôm cả con lẫn bịch máu trong người ủ ấm, để máu ấm lại truyền cho dễ. Thiếu máu nỗi lo của các y bác sĩ, các gia đình có con cần có máu truyền sống qua ngày”, chị Hạnh chia sẻ.
Với chị, Tết không phải là những cuộc liên hoan mà Tết là khoảng thời gian “căng não” tính toán việc cho con đi viện. Điều quan trọng nhất là bệnh viện có đủ máu cho những đứa trẻ được truyền, được vui chơi. Mà muốn vậy, phải có đủ nguồn hiến.
Những bịch máu hiến của người lạ đã trở thành nguồn sống của con trai chị. “Trước đây, trên túi máu còn tên người hiến máu, mình đều ghi lại tên từng người trên những bịch máu của con dùng, để nhớ mãi ân tình của những người chưa từng gặp mặt”, chị Hạnh xúc động nói.
170 bệnh viện đối diện nguy cơ thiếu máu dịp Tết
TS Trần Ngọc Quế, Phó giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia cho biết tại Việt Nam, 98,3% lượng máu thu được từ những người hiến máu tình nguyện, trong đó chiếm trên 45% là học sinh, sinh viên. Vào những dịp hè, trước và sau Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu máu trầm trọng do học sinh ôn thi, nghỉ.
Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, cả nước cần 300.000 đơn vị máu. Tuy nhiên, theo kế hoạch, lượng tiếp nhận nhiều nhất chỉ được khoảng 200.000 đơn vị.
Theo thống kê của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trong cả nước đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu cho điều trị vào cuối năm và lo ngại sẽ thiếu nguồn người hiến máu cho dịp Tết và ngay sau kỳ nghỉ, đặc biệt là đối với hai nhóm máu O và A.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, dự kiến trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cần tới 80.000 đơn vị máu để phục vụ cho 170 bệnh viện khu vực phía Bắc. Trong khi đó, con số theo kế hoạch dự tính chỉ khoảng 60.000 đơn vị.
Thời gian này, để đối phó với tình trạng khan hiếm máu, nhiều cơ sở y tế đã phải tự huy động cán bộ bệnh viện, người thân bệnh nhân cùng tham gia hiến máu cứu người.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...