Nghe bác sĩ Nhi đồng mách mẹ những lưu ý khi tắm cho trẻ ngày hè
Các mẹ thường phân vân không biết ngày hè nên tắm cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng, vì nhiệt độ ngày hè thay đổi khá đột ngột nên cần phải tắm cho trẻ đúng thời điểm và đúng cách. Một số mẹ chọn sai thời điểm tắm cho bé dẫn đến trường hợp bé bị nhiễm lạnh, quấy khóc, sốt,...Nhiều mẹ khi thấy bé nóng nực, đổ mồ hôi nên cho bé tắm nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, điều này lại không cần thiết, đôi khi lại có tác dụng ngược với con trẻ.
Trao đổi với phóng viên Phụ nữ Sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ: "Cơ thể trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm, việc tắm cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần trong một ngày dễ làm độ ẩm trên da của bé mất cân bằng, giảm đi khả năng tự bảo vệ của làn da, bên cạnh đó còn khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Do đó, cha mẹ cần nắm được những nguyên tắc cơ bản khi tắm cho trẻ vào ngày hè."
Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa hè
Vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của trẻ sơ sinh kém hơn người lớn. Bé có thể bị giảm hoặc tăng nhiệt một cách nhanh chóng nếu có sự tác động của môi trường bên ngoài. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên tắm cho trẻ 1-2 lần/ngày bằng nước ấm để thân nhiệt của bé không bị thay đổi quá đột ngột, và nên duy trì đến khi bé được 5 tuổi.
Bác sĩ Khanh cho biết, thời gian tắm cho bé vào mùa hè thích hợp nhất là lúc 9 - 10 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. Bên cạnh đó, không nên tắm cho trẻ nhiều lần trong ngày vì làn da trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm, việc tắm cho con quá nhiều lần trong một ngày dễ làm độ ẩm trên da của bé mất cân bằng, giảm đi khả năng tự bảo vệ của làn da.
Ngoài ra, cũng không tắm cho trẻ sau 6 giờ tối. Trường hợp trẻ đổ mồ hôi do hoạt động nhiều hoặc thời tiết nóng, chỉ cần lau cơ thể cho bé bằng nước ấm để làm mát cơ thể, ngủ ngon giấc hơn. Khi tắm cho trẻ, không nhất thiết phải cởi hết quần áo, chỉ cần tắm nhanh, tắm sạch từng vùng cơ thể.
Một số lưu ý khi tắm cho trẻ
Nên kiểm tra nước khi tắm cho bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ này bằng cách dùng khuỷu tay để thử, nếu cảm thấy nước âm ấm là được, không nên thử bằng bàn tay vì cảm giác thường không chính xác. Lưu ý, chỉ kiểm tra nhiệt độ của nước khi đã khuấy đều nước trong chậu và sau khi đã tắt vòi nước.
Dùng khăn lau sạch cho bé bắt đầu từ khuôn mặt, sau đó đến cổ, vai, sau lưng,...Kế đến lau toàn bộ cơ thể trẻ, những vùng da bị rôm sảy, vùng da dễ bị hăm như cổ, nách, bẹn nên được lau kỹ và nhẹ nhàng để không làm đau bé. Các mẹ cần lưu ý khi tắm khu vực đóng tã cho con: với bé gái chỉ cần lau nhẹ từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào “vùng kín” của bé. Đối với bé trai chưa cắt bao quy đầu, nhẹ nhàng lau dương vật và vùng sinh dục, tránh lộn ngược vùng da quy đầu của trẻ.
Bước gội đầu cho bé nên thực hiện sau để bé không bị lạnh đầu và bằng nước sạch khác. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt, nhẹ nhàng mát-xa khắp đầu cho trẻ và rửa sạch ngay. Nên sử dụng sản phẩm có công thức đặc biệt để không gây kích ứng, làm cay mắt trẻ.
Đeo bao tay, chân, đội mũ cho bé sau khi tắm để giữ ấm cơ thể. Sau khi tắm, các mẹ có thể thoa một ít dầu tràm lên ngực, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Vì dầu tràm có tính ấm, từ xưa đã được sử dụng như một liệu pháp giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...