Lợi ích khi ngâm chân nước nóng

Cải thiện trí não và tinh thần

Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ tạo ra niềm hạnh phúc cho con người bằng cách thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng giữa suy nghĩ và cảm xúc. Bên cạnh đó, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, thỏa mãn, tăng cường sự tập trung trí não và kiểm soát lo âu, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Tăng cường thể chất

Xu hướng tự nhiên của cơ thể là hướng tới sự cân bằng từ bên trong cơ thể để duy trì sức khỏe ổn định bất chấp các biến động trong môi trường bên ngoài. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.

Ngoài ra, ngâm chân nước nóng còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.

Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Chữa trị các bệnh mãn tính

Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư.

Giảm chứng mất ngủ

Ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Bạn hãy kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân để tạo những tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và cân bằng cơ thể.

Trị bệnh ngoài da

Một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân đều được chữa trị hiệu quả bằng phương pháp ngâm chân nước nóng và muối. Muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da rất tốt với tác dụng tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa, đau nhức và nhanh chóng phục hồi vết thương.

Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng thành công để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa. Ngoài ra, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ngâm chân

Người mắc bệnh tim mạch

Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 40-45 độ C. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

Người bị giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân chính gây giãn tĩnh mạch là do suy van tĩnh mạch. Tăng nhiệt độ ở bàn chân sẽ làm tăng lưu lượng máu cục bộ, đẩy nhanh sự biến đổi ở các mạch máu, làm tăng gánh nặng cho tĩnh mạch.

Sau đó, việc này còn có thể làm cho các tĩnh mạch giãn nở hơn nữa, khiến tình trạng tắc nghẽn ở chi dưới trầm trọng hơn. Có khả năng bàn chân sẽ sưng lên và cảm thấy nặng nề sau khi ngâm chân bằng nước nóng.

Vận động viên

Nhiều người lầm tưởng rằng ngâm chân bằng nước nóng sẽ rất tốt cho các vận động nhưng thực tế điều này có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Đối với các vết thương bị loét, ngâm chân bằng nước nóng còn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là giữ cho các vết thương hở khô và thoáng.

Người mắc bệnh tim mạch không nên ngâm chân quá 10 phút và nhiệt độ nước chỉ nên dao động từ 40-45 độ C. Bởi nếu ngâm chân ở nhiệt độ cao và kéo dài sẽ rất dễ khiến các mao mạch giãn nở, làm tăng tốc lưu thông máu. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Ảnh minh họa: Internet

 Trẻ em

Nếu chân của trẻ không quá lạnh, không cần thiết phải ngâm nước ấm. Thường xuyên ngâm chân trẻ sẽ làm giãn dây chằng, không có lợi cho sự phát triển của bàn chân. Không chỉ vậy, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân phẳng ở trẻ.

Lưu ý khi ngâm chân

Không ngâm chân ngay sau bữa ăn

Sau bữa ăn, dạ dày cần được cung cấp nhiều máu hơn để tiêu hóa thức ăn. Ngâm chân sau ăn khiến máu được dẫn tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ra tình trạng khó tiêu. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ khiến dạ dày gặp vấn đề. Tốt nhất bạn nên ngâm chân sau khi ăn 1 giờ.

Không để phân tâm khi ngâm chân

Nhiều người thường xem ti vi, đọc sách, đọc báo,... khi ngâm chân nhưng thói quen này thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là do khi xem tivi, đọc sách,... bạn cần tập trung năng lượng, khiến não cần được cung cấp máu nhiều hơn và điều này khiến đôi chân cảm nhận kém hơn về nhiệt độ. Bạn nên nghe nhạc nhẹ khi ngâm chân để thư giãn tinh thần.

Không ngâm chân ngay sau bữa ăn, bởi lúc này dạ dày cần được cung cấp nhiều máu hơn để tiêu hóa thức ăn. Ngâm chân sau ăn khiến máu được dẫn tới các bộ phận khác của cơ thể, gây ra tình trạng khó tiêu. Duy trì thói quen này lâu dài sẽ khiến dạ dày gặp vấn đề. Tốt nhất bạn nên ngâm chân sau khi ăn 1 giờ. Ảnh minh họa: Internet

Không ngủ ngay sau khi ngâm chân

Ngâm chân trước khi đi ngủ là lựa chọn của nhiều người, vì đa số chúng ta đều cho rằng cơ thể sẽ ấm lên khi ngâm chân. Tuy nhiên, sau khi ngâm chân, tốt nhất bạn nên dành thời gian để massage chân để nhiệt truyền đến toàn bộ cơ thể trước khi lên giường đi ngủ.
Một số bài thuốc ngâm chân chữa bệnh hiệu quả

Di tinh, xuất tinh sớm: Dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ với tinh thần thư thái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục...

Giải trừ mỏi mệt: Người lao động tay chân, luyện tập thân thể hay sau khi đi đường dài nên dùng nước nóng ngâm rửa chân sẽ giúp tiêu trừ mỏi mệt.

Ðau gót và viêm khớp cổ chân: Dùng nước thuốc gồm thấu cốt thảo 30g; tầm cốt phong 30g; độc hoạt 15g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g; huyết kiệt 10g; lão hạc thảo 30g; hoàng cảo 20g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.

Chấn thương vùng chân: Nấu nước thuốc gồm tô mộc 30g; đào nhân 12g; hồng hoa 10g; thổ nguyên 10g; huyết kiệt 12g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g; tự nhiên đồng 20g,  ngâm rửa chân lúc còn ấm nóng.

Viêm tắc tĩnh mạch chân: Dùng thủy điệt 30g; thổ nguyên 10g; đào nhân 10g; tô mộc 10g; hồng hoa 10g; huyết kiệt 10g; xuyên ngưu tất 15g; phụ tử 10g; quế chi 20g; địa long 30g; cam thảo 15g; nhũ hương 10g; mộc dược 10g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào thau gỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.