Những chiếc lá ngải cứu nhỏ bé trong vườn vốn dĩ rất phổ biến trong cuộc sống, từ thời cổ đại đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian như là một số thuốc chống muỗi, ngâm chân… Trên thực tế, ngải cứu còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh mà chúng ta chưa áp dụng hết, hãy cùng tham khảo những bài thuốc có trong các tài liệu dược học cổ xưa của Trung Quốc.

Lá ngải cứu có thể được sử dụng để điều trị những bệnh gì?

1, Điều trị chứng chảy máu cam

Theo Đông y Trung Quốc, lá ngải cứu có thể làm ấm kinh mạch và làm ngừng chảy máu, không chỉ là một loại thuốc thường được sử dụng để làm cầm máu, mà còn là nguyên liệu để các nhà dược lý học hiện đại tiến hành nghiên cứu về các tác dụng chữa bệnh của nó.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ngải cứu có thể rút ngắn thời chảy máu và làm đông máu nhanh hơn, đặc biệt là khi làm nóng lên thì tác dụng của nó rất rõ ràng.

Trong sách dược học cổ Trung Quốc cũn "Thánh Huệ PHương" cũng đã ghi lại rằng, lá ngải cứu có tác dụng điều trị chảy máu cam vô cùng hiệu quả.

2, Điều trị chứng đau lách đau dạ dày do lạnh

Không chỉ dừng lại ở tác dụng trên, lá ngải cứu còn có thể có tác dụng xua tan cơn đau do lạnh và giảm đau đáng kể. Vì vậy, nếu bạn có các triệu chứng lạnh ở lá lách và dạ dày gây ra đau thì có thể ăn lá ngải cứu để giải quyết tình hình.

Trong cuốn sách "Vệ sinh dịch giản phương" nổi tiếng Trung Quốc có viết rằng, chỉ cần sử dụng 10g lá ngải cứu nấu thành nước để uống là có thể giảm nhẹ tình trạng bệnh.

3, Điều trị chứng chảy máu sau khi đi đại tiện

Vì có tác dụng cầm máu hiệu quả, nên nếu bạn gặp phải trường hợp sau khi đi ngoài chị chảy máu thì có thể dùng một ít lá ngải cứu để cầm máu, ấm kinh mạch. Sau khi sử dụng thì triệu chứng chảy máu hậu môn sau khi đi ngoài sẽ có hiệu quả nhất định.

Trong cuốn sách "Kim thiên phương" ghi chép rằng, lá ngải, gừng tươi, đun thành nước đặc, uống 3 lần là có thể điều trị bệnh đi ngoài ra máu.

 
4, Điều trị chứng ra mồ hôi trộm

Ra nhiều mồ hôi ban đêm là một khái niệm mà Đông y Trung Quốc còn gọi là ra mồ hôi trộm, tức là khi ngủ cơ thể đổ nhiều mồ hôi, nhưng sau khi ngủ dậy thì lại không có hiện tượng ra nhiều mồ hôi như vậy.

Trong trường hợp này, bạn cũng nên sử dụng một ít lá ngải cứu để điều trị.

Trong cuốn sách Bản thảo cương mục nói rằng, dùng 2 phần lá ngải cứu, 3 phần bạch phục thần, 3 phần ô hải, thêm nước nấu sôi rồi uống để điều trị chứng ra mồ hôi trộm.

5, Điều trị chứng nổi mẩn do ẩm ướt

Nhiều người không may bị bệnh eczema, không chỉ ngứa ngáy, mà còn ảnh hưởng đến vẻ bên ngoài. Trong trường hợp này bạn có thể thử sử dụng lá ngải cứu để điều trị.

Trong cuốn sách Trung thảo dược y liệu pháp tuyển chọn ghi lại rằng, dùng lá ngải khô đốt thành than, phèn chua, hoàng bách, tất cả tán nhỏ, trộn với hương dầu thành cao, bôi vào vùng da bị chàm ngứa.

Trong thực tế, ngải cứu là một cây dược liệu quý, cách dùng rất phổ biến và hữu ích. Tuy nhiên, khi bào chế thành thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Đông y, để tránh sử dụng sai.

 
Những phương pháp sử dụng lá ngải cứu

Ngoài các bài thuốc phổ biến đã được sử dụng trong cuộc sống. Lá ngải cứu còn có những phương pháp sử dụng sau đây:

1, Dùng lá ngải cứu để ngâm chân

Nguyên liệu: Dùng 50 g lá ngải cứu tươi hoặc 30 g lá đã phơi khô.

Cách làm: Lấy số lượng lá ngải phù hợp, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ ngâm chân, nấu sôi trong khoảng 15 phút, cho vào chậu chờ nước ấm vừa thì ngâm chân.

Thông thường, chỉ cần ngâm chân trong khoảng từ 15-20 phút là được. Cũng không nên ngâm chân quá nhiều, chỉ cần mỗi tuần ngâm không quá 3 lần là phù hợp.

Tác dụng: Ngâm chân có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ khí lạnh ẩm đang tích tụ trong cơ thể, đồng thời, tinh dầu có trong lá ngải cứu có thể mang lại tác dụng ức chế nhất định lên các giống tụ cầu khuẩn, từ đó có thể loại bỏ mùi hôi chân. Những người thường xuyên mắc chứng mồ hồi chân, chân nặng mùi thì nên thử.

2, Dùng lá ngải để châm cứu

Đông y không chỉ áp dụng phương pháp châm cứu bằng kim, mà còn sử dụng giải pháp châm cứu bằng ngải cứu. Rất nhiều người đang áp dụng giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua việc dùng lá ngải.

Người ta sẽ dùng lá ngải cứu để hấp nóng và hơ vào các vùng cơ thể, ví dụ như các huyệt vị quan trọng liên quan đến vùng bệnh mà người bệnh muốn điều trị, hoặc chăm sóc sức khỏe khi chưa có bệnh. Nếu bạn cần áp dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia Đông y.

 
Những điều cần lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu

1, Không nên ngâm chân ngải cứu trong thời gian quá dài

Mặc dù việc sử dụng lá ngải để ngâm chân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn thoải mái, nhưng nếu ngâm chân quá lâu, máu sẽ chảy đến chi dưới nhiều hơn sẽ gây thiếu máu trên não, đồng thời, tốt nhất là không nên ngâm hàng ngày, nếu không dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt.

2, Những người âm hư, máu nóng thì nên cẩn thận khi sử dụng

Theo Đông y, lá ngải tính ấm áp, vì vậy những người âm hư máu nóng thì tốt nhất không nên ăn nhiều, nếu không bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.

3, Không nên sử dụng quá nhiều

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá ngải cứu có một mức độ độc nhất định đối với thận. Nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều có thể dẫn đến cơ thể mất năng lượng, chóng mặt, ù tai, và thậm chí là tổn thương thận.

Tóm lại, lá ngải cứu không chỉ là một món rau bổ dưỡng hàng ngày trong gia đình, mà nó còn là một vị thuốc Đông y, vì thế, việc ăn uống và sử dụng lá ngải cứu nên để ý một chút, vừa tận dụng được những công dụng tuyệt vời của nó mà lại không làm ảnh hưởng tới sức khỏe.