Nắng nóng rát người, nắm rõ những quy tắc này để trẻ không bị ốm suốt mùa
Mùa hè chính là khoảng thời gian trẻ em được tận hưởng những kỳ nghỉ cùng gia đình bạn bè, song thời tiết nóng nực cũng tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm. Hằng năm, có rất nhiều trường hợp trẻ em phải nhập viện cấp cứu do các bệnh liên quan đến thời tiết nóng nực và cũng có hàng chục ca tử vong liên quan đến vấn đề này.
Vì thế, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm lên tới 40 độ C, thậm chí còn hơn thế nữa, cha mẹ cần phải học cách bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bệnh tật.
CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH DO THỜI TIẾT NÓNG NỰC GÂY RA
1. Triệu chứng mất nước nhẹ hay chuột rút do nhiệt gây ra
Đây chính là hai triệu chứng dễ nhận biết nhất.
Biểu hiện của trẻ đó là cơ thể rất nóng, bé cảm thấy vô cùng khát nước, đổ mồ hôi nhiều, cơ bắt bị chuột rút, da đỏ, chóng mặt và cả buồn hôn. Phần da ở quanh cổ và tóc của bé có thể sẽ bị đỏ hoặc ướt đẫm. Nếu thấy những biểu hiện đó, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến những nơi thoáng mát và cho bé uống nước ngay lập tức.
2. Kiệt sức hoặc đột quỵ
Nếu thấy trẻ có các triệu chứng của kiệt sức do mất nước nghiêm trọng hoặc đột quỵ do nhiệt gây ra thì hãy ngay lập tức đưa trẻ vào chỗ mát và cho trẻ uống nước; cởi bớt quần áo và cũng có thể cho trẻ tắm mát ngay.
Triệu chứng do bệnh này gây ra đó là trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều hoặc cũng có thể không bị đổ mồ hồi. Trẻ sẽ thấy đau đầu, chóng mặt, người lả đi và mắt bị mờ. Thậm chí, có trường hợp trẻ bị kích động, mất kiểm soát, bị ảo giác và thở gấp.
3. Bị ảo giác
Nếu bạn nhận thấy con bị ảo giác nghiêm trọng, da khô không tiết mồ hôi, bị nôn mửa, khó thở hoặc thở gấp, bất tỉnh hoặc bị co giật thì nên gọi cấp cứu ngay.
CÁCH NGĂN NGỪA BỆNH TẬT NGÀY NẮNG NÓNG CHO CON
- Hướng dẫn trẻ chơi ở những vị trí cho bóng râm, cây cối và chơi trong những khoảng thời gian có lượng nhiệt thấp trong ngày như trước 10 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều. Sử dụng bình xịt hoặc vòi phun nước để giúp giải tỏa bớt hơi nóng ở những khu vực trẻ vui chơi.
- Cho trẻ uống đủ nước: Cho trẻ uống 120 ml – 230 ml nước ép trái cây hoặc nước lọc trong 30 phút trước khi bắt đầu các hoạt động vui chơi.
- Nên thường xuyên nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức gây mất nước: Trong khoảng thời gian vui chơi của bé, cứ khoảng 20 phút nên nhắc nhở bé uống nước hoặc ngồi xuống nghỉ một chút tránh làm cơ thể quá nóng hoặc quá sức.
- Ở trong phòng máy lạnh hoặc nơi thoáng mát trong những ngày quá nóng nực: Nếu gia đình không có máy lạnh thì có thể đến những trung tâm thương mại, hồ bơi, những hàng quán có máy lạnh để tránh nóng. Hoặc tắm mát thường xuyên.
- Cho trẻ mặc quần áo sáng màu, mặc ít quần áo và chất liệu vải mỏng, thoáng khí.
- Khi ra ngoài, nên cho trẻ đội mũ/ nón, đeo kính mát và thoa kem chống nắng 2 giờ/ lần.
- Đừng bao giờ để trẻ ngồi quá lâu trong xe hơi nếu không có máy lạnh bởi trong xe kín, lượng nhiệt tích tụ nhanh và sẽ xảy ra nguy hiểm chỉ trong vài phút sơ sẩy mà thôi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...