Nam thanh niên 19 tuổi ở Hà Nội thường xuyên nhớ nhớ quên quên, nhập viện phát hiện nguyên nhân từ 'thú vui thời thượng' nhiều người trẻ hay dùng
Theo thông tin từ báo Phụ nữ Thủ đô, nam thanh niên (19 tuổi, ở Hà Nội) thường xuyên hay quên, bồn chồn, lo lắng, run tay nên đã quyết định đi khám.
Khi khai thác tiền sử của bệnh nhân bác sĩ phát hiện hơn 1 năm nay bệnh nhân có hút cần sa, bóng cười và thuốc lá điện tử. 4 tháng nay bệnh nhân không sử dụng bóng cười nhưng vẫn sử dụng cần sa, thuốc lá điện tử.
BSCKII. Nguyễn Đình Tuấn - Chuyên khoa Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho hay, kết quả khám toàn thân của nam bệnh nhân cho thấy mạch, huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn không có gì bất thường. Khám tâm thần phát hiện có rối loạn hành vi, hưng cảm nhẹ, có hoang tưởng bị hại và một số triệu chứng tâm thần khác.
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất gây ảo giác. Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm hóa sinh và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Kết quả xét nghiệm sàng lọc nhanh phát hiện dương tính với THC (cần sa – marijuana).
Bác sĩ Tuấn cho biết sử dụng cần sa, hút thuốc lá điện tử hay hút bóng cười có thể mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái, khoái cảm… nhưng việc sử dụng những chất gây nghiện này cũng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Hoạt chất chính trong cần sa là Delta-9-tetrahydrocannabinol (THC), chất này kích thích não giải phóng một chất được gọi là dopamine, mang lại cho người sử dụng cảm giác hưng phấn, thư thái, khoái cảm.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, cần sa ảnh hưởng đến cơ thể rất nghiêm trọng và lâu dài, ảnh hưởng tới não bộ, thể chất, tâm thần. Ở thanh thiếu niên, việc sử dụng cần sa có thể làm suy giảm khả năng suy nghĩ, trí nhớ, học tập. Ngoài ra, hút cần sa có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tăng nhịp tim, gây buồn nôn, nôn dữ dội.
Dẫn tin từ Tuổi Trẻ, cũng theo bác sĩ Tuấn, bệnh rối loạn tâm thần hành vi là một trong những hậu quả từ việc sử dụng các chất gây nghiện trên hiện đang phổ biến trong xã hội hiện đại và có xu hướng tăng dần ở những người trẻ tuổi.
Triệu chứng người bệnh đến khám thường do mệt mỏi, hay cáu gắt, tê bì tay chân, tức ngực, run tay chân, rối loạn giấc ngủ.
Vì vậy, để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng trẻ thử cảm giác mạnh này, các bậc cha mẹ cần:
Dành thời gian quan tâm, lắng nghe và theo dõi con sát sao.
Nếu cha mẹ phát hiện con có dấu hiệu chểnh mảng học hành, trốn học, kém tập trung, hay quên, ăn ngủ thất thường, chóng mặt, mệt mỏi, hoặc hoang tưởng, hốt hoảng một cách vô cớ… cha mẹ nên cho con đi kiểm tra để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Trang bị cho con kiến thức, thông tin về tác hại phòng tránh để tránh bị lôi kéo.
Tạo cho con sân chơi lành mạnh, bổ sung các hoạt động ngoại khóa để con giảm căng thẳng sau giờ học.
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để loại bỏ khói thuốc ra môi trường học đường.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...